Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NVQG-2018/04

2022-02-0579/NS-KQNC

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cam Tây Giang tại Quảng Nam

Viện di truyền nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Khuất Hữu Trung

TS. Phạm Thị Lý Thu, ThS. Văn Đình Hải, KS. Ngô Văn Luận, TS. Đồng Thị Kim Cúc, ThS. Phạm Thị Mai, KS. Thiều Quốc Kỳ, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, TS. Lê Hà Hải, TS. Nguyễn Thúy Điệp, ThS. Phan Thanh Phương, CN. Lê Hoàng Linh, TS. Nguyễn Hữu Hả

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/2018

12/2021

28/03/2022

2022-02-0579/NS-KQNC

09/06/2022

Xây dựng bộ tư liệu về các đặc tính nông sinh học và giá trị kinh tế của nguồn gen cam Tây Giang có giá trị ở vùng sinh thái phía Tây tỉnh Quảng Nam. Tuyển chọn nguồn vật liệu ưu tú (cây đầu dòng 10 cây) phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng sản xuất. Thiết lập được các vườn giống gốc để lưu giữ nguồn gen quý các cây so, SI (diện tích 2.000 m2), làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phục vụ sản xuất lâu dài. Xây dựng vườn nhân giống (500 m2) trong nhà cách ly cung cấp 5000 cây giống/năm phục vụ sản xuất. Quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc cam Tây Giang theo QĐ số 381/QĐ-VDTKH ngày 03/12/2020. Xây dựng mô hình trồng mới (05 ha) đạt tỷ lệ sống tối thiểu 95%. Xây dựng mô hình canh tác (05 ha) có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế tăng thêm 15% so với đại trà. Quy trình chế biến nước cam ép theo QĐ số 385/QĐ-VDT-KH ngày 09/12/2020 từ nguồn nguyên liệu cam tươi Tây Giang và sản xuất thử mặt hàng nước ép (1.000 lít) từ quả cam Tây Giang.
20809
Tổ chức bình tuyển và chọn lọc được cây đầu dòng cam Tây Giang, qua đó đã sản xuất được cây mẹ sạch bệnh làm vật liệu cho lưu giữ lâu dài nguồn gen đồng thời làm vật liệu nhân giống chất lượng cao cung cấp cho sản xuất. Đã hoàn thiện quy trình nhân giống tạo cây con sạch bệnh cho mô hình trồng mới, bước đầu đã thể hiện cây con sinh trưởng tốt, đồng đều. Quy trình trồng, chăm sóc và cải tạo vườn cam cũ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế tăng 51,85% so với đại trà, với chất lượng đảm bảo, giữ được các đặc tính tốt của sản phẩm. Việc bảo tồn kết hợp với khai thác hiệu quả nguồn gen giống cam Tây Giang đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương, nâng cao được tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế trong hiện tại và tương lai. Nguồn thực liệu bình tuyển và chọn lọc được qua điều tra khảo sát thực trạng ở các điểm nghiên cứu cùng với các quy trình trồng mới và quy trình canh tác có hiệu quả kinh tế vượt trội đã khẳng định trong thực tế sẽ góp phần khôi phục và phát triển các giống cam bản địa đồng thời mở ra một ngành nghề trồng cây ăn quả đặc sản với thu nhập cao, ổn định, tạo việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc.

Nghiên cứu; Khai thác; Phát triển nguồn gen; Cam Tây Giang

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Thạc sỹ