Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,673,910
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NVQG-2018/13

2024-52-0028/NS-KQNC

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen trâu khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang

Trường Đại học Nông Lâm

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

PGS. TS. Trần Huê Viên

TS. Trần Thị Hoan, PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang, PGS.TS. Từ Trung Kiên, TS. Nguyễn Đức Trường, TS. Hồ Thị Bích Ngọc, KS. Đào Duy Quý, TS. Nguyễn Văn Đại, KS. Ma Thị Yến, Hoàng Văn Oanh

Di truyền và nhân giống động vật nuôi

01/01/2018

01/06/2023

13/10/2023

2024-52-0028/NS-KQNC

09/01/2024

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Đã chọn lọc được đàn trâu sinh sản khối lượng lớn với quy mô (10 con đực và 50 con cái), đã cải tạo được đàn trâu có khối lượng lớn tại một số xã thuộc huyện Chiêm Hóa. Đã ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đàn sinh sản và đàn thương phẩm, Quy trình tuyển chọn đàn sinh sản, Quy trình chăn nuôi hâu sinh sản và trâu thương phẩm. Các tiêu chuẩn cơ sở và quy trình chọn lọc, quy trình chăn nuôi trâu sinh sản và thương phẩm đã được ứng dụng trực tiếp họng quá hình chọn lọc và chăn nuôi tại huyện Chiêm Hóa và các huyện lân cận. Nâng cao chất lượng (khối lượng, tầm vóc) đàn trâu địa phương, cụ thể: cho trâu đực khối lượng lớn phối trực tiếp hoặc truyền giống nhân tạo với trâu địa phương. Ứng dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi trâu sinh sản và trâu thương phẩm tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu khối lượng lớn tại địa phương.

 

23438

Đàn trâu sinh sản được tuyển chọn có chất lượng tốt đã góp phần cải thiện khối lượng đàn trâu sinh ra nuôi tại địa phương. Đề tài đã tạo ra được đàn trâu có khối lượng lớn vượt 16% so với khối lượng đàn trâu trước khi tuyển chọn nuôi đại trà. Kết quả đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng đàn trâu nuôi tại địa phương và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi trâu tại một số địa phương của tỉnh Tuyên Quang. Các tiêu chuẩn giống, quy trình tuyển chọn, quy trình chăn nuôi là các cơ sở, giải pháp kỹ thuật áp dụng trong tuyển chọn, chăm sóc nuôi dưỡng có hiệu quả tốt, tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu tại địa phương. Đã tạo công ăn việc làm cho người dân; đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung. Sự thành công của đề tài có tác động tốt đến nhận thức của các hộ và cơ sở chăn nuôi trâu tại địa phương, tạo ra hướng mới trong nghiên cứu, sản xuất kinh doanh đổi với trâu Chiêm Hóa khối lượng lớn; Các sản phẩm, kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu và thông tin khoa học có giá trị giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý và chuyên môn tại địa phương có các giải pháp thích hợp trong việc tổ chức khai thác và phát triển nguồn gen trâu Chiêm Hóa có khối lượng lớn một cách bền vững.

 

Nghiên cứu; Khai thác; Phát triển; Nguồn gen trâu

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Số lượng công bố trong nước: 3

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 ThS