Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2020-02390/KQNC

Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam

Viện Chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Phùng Thế Hải

ThS. Đào Văn Lập; TS. Lê Bá Quế; TS. Phạm Văn Tiềm; ThS. Mai Thị Hà; TS. Phạm Kim Cương; TS. Lương Anh Dũng; ThS. Nguyễn Thị Thu Hòa; KS. Lê Thị Loan

Sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi

01/2016

12/2019

13/02/2020

2020-02390/KQNC

22/04/2020

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Xác định được tiêu chuẩn năng lượng trao đổi và protein thô ăn vào ở mức 105% NRC (1996) cho bò đực giống trưởng thành sản xuất tinh có khối lượng 900 kg trong mùa Hè – Thu là ME: 34,40 Mcal, CP: 1.036,35g và trong mùa Đông – Xuân là ME: 34,45 Mkcal và CP: 1.035,35g. Kẽm và Selen có ảnh hưởng lớn đến số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống Brahman trong cả 2 mùa Hè – Thu và Đông – Xuân: Bổ sung kẽm và selen mức 105%NRC (1996) tương đương Zn và Se là 31,5 ppm và 0,105 ppm theo VCK, cho kết quả về số lượng, chất lượng tinh dịch tốt nhất. Tỷ lệ thức ăn thô và tinh (theo vật chất khô) trong khẩu phần ăn cho bò đực giống: Mùa Hè – Thu: 50%Thức ăn thô xanh; 30%Thức ăn thô khô, 20% Thức ăn tinh. Mùa Đông – Xuân: 30%Thức ăn thô xanh; 40%Thức ăn thô khô, 30% Thức ăn tinh. Thức ăn cho bò đực giống Brahman được phối trộn dạng TMR (Total Mixed Ration - Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh), các loại thức ăn được chế biến và trộn đều trước khi cho ăn. Bò đực giống được cho ăn 4 lần trong ngày (8h; 13h30; 16h30; 21h).
Việc xác định được tiêu chuẩn ăn thích hợp về năng lượng, protein, mức bổ sung khoáng (Zn và Se), tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần, phương thức cho bò đực giống ăn sẽ nâng cao được năng suất, chất lượng tinh của đàn bò đực giống ngoại cao sản nuôi tại Moncada, mang lại lợi ích lớn cho công tác cải tạo, nâng cao số lượng, chất lượng đàn bò thịt của Việt Nam. Từ đó tăng được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò góp phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Kết quả đề tài bước đầu cho thấy, số lượng tinh tăng lên được trên lần khai thác đạt tiêu chuẩn là 50 liều tinh. Mỗi năm bò đực giống khai thác sản xuất trung bình là 90 lần, với tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đạt 85% thì số liều tinh tăng thêm đạt: 90 x 85% x 50 = 3.825 liều tinh/năm. Với giá một liều tinh là 35.000 đồng, thì hiệu quả kinh tế tăng thêm đạt: 3.825 x 35.000 đồng = 133.875.000 đồng. Áp dụng “Khẩu phần ăn cho bò đực giống Brahman ở mùa Đông - Xuân, Hè - Thu và Quy trình nuôi dưỡng kèm theo” trong chăm sóc, nuôi dưỡng bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh giúp bò đực giống luôn khỏe mạnh, thể trạng đảm bảo, chất lượng tinh dịch được nâng cao, tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn cao, chất lượng tinh nguyên, tinh đông lạnh cao, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp, phát huy tối đa được tiềm năng di truyền về khả năng sản xuất tinh của các bò đực giống Brahman. Sản phẩm tinh bò Brahman đông lạnh cọng rạ sản xuất ra có chất lượng tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Với bò đực giống nhảy trực tiếp thì giúp nâng cao tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ phối giống lại thấp. Từ đó, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò trong cả nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất tinh, cũng như cho xã hội.

Bò Brahman; Khẩu phần ăn; Sản xuất tinh đông lạnh

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Thạc sỹ