- Một số vấn đề xã hội Champa qua nghiên cứu khảo cổ học
- Đào tạo hướng dẫn xây dựng mô hình điểm tích hợp các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO 9001 ISO 14001 ISO 45001 ISO 26000 cho các doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy
- Nghiên cứu công nghệ đốt than trộn của than trong nước khó cháy với than nhập khẩu dễ cháy nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu tại các nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam
- Nghiên cứu loại bỏ kháng sinh trong nước thải bệnh viện bằng công nghệ màng Sponge MBR kết hợp quá trình ozone
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị tạo mẫu nhanh theo phương pháp FDM
- Phát triển nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu của Thái Lan Malaixia và hàm ý cho Việt Nam
- Thiết kế tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng ung thư của một số dãy dẫn chất N-arylidencarbamoylacetohydrazid dạng lai hóa hướng hoạt hóa caspase và/hoặc ức chế tubulin
- Chuyển đổi số các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR)
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin thống kê khoa học và công nghệ
- Chọn lọc ổn định dòng gà lai giữa gà rừng tai đỏ với gà ri vàng rơm và xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản gà thương phẩm tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐLCN.13/14
2019-48-774/KQNC
Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật vùng đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin nhằm tìm kiếm các gen enzyme mới có khả năng phân hủy dioxin
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà
ThS. Phạm Quang Huy, ThS. Đào Thị Ngọc Ánh, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Phạm Ngọc Long, ThS. Lê Việt Hưng, ThS. Nguyễn Văn Huynh, TS. Phùng Khắc Huy Chú, ThS. Trần Thị Thu Hiền, TS. Đinh Thị Thu Hằng
Thổ nhưỡng học
01/11/2014
01/11/2018
25/03/2019
2019-48-774/KQNC
12/07/2019
378
- Kết quả của đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu metagenome của vi sinh vật đặc thù cho vùng đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin với dung lượng 2-3 Gb.
- Xây dựng được qui trình sàng lọc enzyme mới có hoạt tính laccase và tương tự laccase từ metagenome trên.
- Đề tài đã thu được danh sách các vi sinh vật mới có liên quan đến phân hủy chất diệt cỏ/dioxin và sinh tổng hợp laccase.
- Đề tài đã thu trình tự gene mới mã hóa cho các enzyme có hoạt tính laccase và quy trình biểu hiện gene mới từ metagenome trên mã hóa cho protein tái tổ hợp có hoạt tính laccase
- Mô hình tăng cường khả năng phân hủy sinh học đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở quy mô phòng thí nghiệm, trong đó có sử dụng hiểu biết mới về vi sinh vật và sản phẩm của chúng tạo ra, protein mới tái tổ hợp có hoạt tính laccase
Về ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu sử dụng công cụ metagenomics là cách tiếp cận cập nhật và hiện đại nên kết quả thu được tạo cơ sở khoa học và công nghệ. Đây là một đề tài cần thiết bởi chất độc dioxin là vấn đề lớn và còn kéo dài tại Việt Nam. Do đặc thù các mẫu nghiên cứu chỉ có ở điều kiện Việt Nam nên đây là kết quả mới so với các công bố đã có trên thế giới trong cùng vấn đề nghiên cứu ô nhiễm dioxin.
- Về hiệu quả kinh tế xã hội:
Sử dụng metagenomics để phát hiện và khai thác vi sinh vật trong các vùng ô nhiễm và trong quá trình xử lý đã cho chúng ta một bức tranh đầy đủ hơn về chủng loài và các mối quan hệ quần xã trong hệ sinh học của đất ô nhiễm nguyên thủy, sau xử lý ô nhiễm và đất sau hơn 40 năm bị phun rải nặng nề chất diệt cỏ/dioxin xuống rừng Mã Đà và A Lưới. Tất cả đều rất mới đối với khoa học cơ bản định hướng ứng dụng. Đây là cơ sở mấu chốt để đề tài đưa ra cách ứng dụng các qui luật của VSV để cải tiến trong thiết kế qui trình xử lý ô nhiễm dioxin đạt hiệu quả cao hơn, chi phí thấp, an toàn hơn;
Từ kết quả thu được của đề tài này thấy có thể sử dụng lý 3.384 m3 làm giống vi sinh vật để cung cấp cho các mô hình xử lý bằng phương pháp tăng cường sinh học;
Số liệu từ khu vực rừng chiến khu D (Mã Đà) và A Lưới có thể cung cấp một phần cho địa phương có nhu cầu sử dụng. Một cách tiếp cận thực sự hữu ích để xử lý khử độc không chỉ dioxin mà có thể sử dụng cho các khu vực ô nhiễm các loại POP khác;
Nghiên cứu này đã góp phần làm rõ thêm những gì mà chúng tôi mới nghiên cứu ở mức độ “bước đầu” ở những công trình khác.
Metagenome; Vi sinh vật; Đất ô nhiễm; Chất diệt cỏ; Dioxin; Gen; Enzyme
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 9
01 Giải pháp hữu ích
Đã đào tạo được 05 NCS Tiến sỹ và 01 Học viên cao học theo đúng hướng nghiên cứu của đề tài.