liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.2012-G/26

2017-02-1143

Nghiên cứu nguyên nhân và các giải pháp khoa học và công nghệ phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn ở Việt Nam

Viện Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Trịnh Xuân Hoạt

ThS. Mai Văn Quân, ThS. Lã Văn Hào, ThS. Đặng Thị Lan Anh, ThS. Phạm Văn Sơn, KS. Trần Thị Chi, ThS. Hà Thị Kim Thoa, TS. Nguyễn Văn Hòa, TS. Trần Thị Mỹ Hạnh, KS. Lê Minh Nam

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

02/06/2017

2017-02-1143

Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi là nguyên nhân gây bệnh chổi rồng nhãn. Khi lây nhiễm nhện trên 10 nhện/chồi triệu chứng chổi rồng bắt đầu xuất hiện, khi lây nhiễm 50 nhện/chồi bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn nhất là 22,5 ngày. Bệnh chổi rồng gây hại mạnh trên nhãn tiêu da bò, nhiễm nhẹ trên giống nhãn Idor. Chưa ghi nhận sự xuất hiện của bệnh chổi rồng trên giống Xuồng cơm vàng, xuồng cơm trắng, nhãn Mỹ, Thạch Kiệt. Ở điều kiện nhiệt độ 28oC, ẩm độ 79%, thời gian phát dục của trứng nhện lông nhung từ 3 - 7 ngày. Ấu trùng nhện lông nhung có 2 tuổi: tuổi 1 từ 1 - 2 ngày, tuổi 2 từ 4 - 6 ngày. Vòng đời nhện lông nhung từ 8 - 15 ngày. Nhện ưa sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ 25 - 30oC. Nhện lông nhung di chuyển chậm, phân bố đều trên các hướng của cây nhãn và chủ yếu trên các bộ phận non, mềm của cây như: búp non, chồi non, chồi hoa, mặt dưới lá non. Nhện lông nhung phát sinh mật độ cao vào các giai đoạn cây nhãn ra đợt lộc (đợt lộc đọt và đợt lộc bông), tăng mật độ quần thể vào các tháng mùa khô (tháng 2 - 4; tháng 11 - 12), và mật độ quần thể giảm dần vào mùa mưa. Phân bón hữu cơ (kết hợp bón gốc và phân bón lá) giúp tăng kích thước đọt, giảm tỷ lệ bệnh chổi rồng và tăng năng suất từ 8,9 - 9,2 tấn/ha so với đối chứng là 6,7 tấn/ha. Biện pháp cắt tỉa giúp giảm tỷ lệ bệnh chổi rồng từ 11,52 - 15,75% so với đối chứng là 39,75%. - Biện pháp cắt tỉa giúp giảm tỷ lệ bệnh chổi rồng (8,75 - 12,13%) so với đối chứng là 33,87%. Các loại hoạt chất diafenthiuron (Pegasus 500 SC), abamectin và matrine (Sudoku 58EC), emamectin benzoate (Dylan 2EC, Angun 5WDG), fenpropathrin (Danitol 10EC), abamectin (Acimetin 1.8EC) đều có hiệu lực phòng trừnhện cao, đặc biệt khi kết hợp hợp với dầu khoáng. Mô hình quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng hại nhãn tại Châu Thành - Đồng Tháp có hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung >80% so với đối chứng ngoài mô hình, lãi thuần 73,9 -91,5 triệu đồng/ha so với đối chứng ngoài mô hình (24,1 - 30,25 triệu/ha), chênh lệch 43,65-64,7 triệu/ha. Mô hình quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng hại nhãn tại Xuân Lộc - Đồng Nai có hiệu quảphòng chống nhện đạt trên 90,0% so với ngoài mô hình; năng suất nhãn vườn mô hình đạt 14,0 - 14,2 tấn/ha cao hơn gấp 2 lần so với đối chứng (chỉ đạt 7,0 - 7,1 tấn/ha), tổng thu trong mô hình là 168,0 - 170,4 triệu đồng, và lãi thuần là 84,0 - 109,2 triệu đồng cao hơn gần 3 lần so với lãi thuần ở vườn đối chứng (chỉ đạt 32,68 - 36,45 triệu đồng), chênh lệch 72,74 - 86,75 triệu đồng/ha. Tổ chức 01 hội nghị về nguyên nhân gây bệnh chổi rồng tại Viện Bảo vệ thực vật và 01 hội nghị đầu bờ và tham quan mô hình tại huyện Châu Thành - ĐồngTháp. Tổ chức 01 hội nghị về nguyên nhân gây bệnh chổi rồng tại Viện Bảo vệ thực vật và 01 hội nghị đầu bờ và tham quan mô hình tại Xuân Lộc - Đồng Nai. Tập huấn nâng cao kỹ thuật cho 70 lượt người về kỹ thuật phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn. Tập huấn nâng cao kỹ thuật cho 50 lượt người về kỹ thuật phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn.
14333

Bệnh chổi rồng; Cây nhãn

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không