liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTKH.HG-02/2017

03/2019

Nghiên cứu phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang

Viện An toàn thực phẩm - Food Safety Institute (FSI)

UBND Tỉnh Hà Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Lê Quang Trung - Phó Viện trưởng - Viện An toàn thực phẩm

- TS. Lê Quang Trung - Chủ nhiệm ĐT - Viện An toàn thực phẩm - Công ty VinaCert; - KS. Nguyễn Đức Tú - Thư ký đề tài - Công ty VinaCert; - KS. Trần Ngọc Hòa - Phòng TN - Thành viên - Công ty VinaCert; - KS. Nguyễn Thọ Khiêm - Phòng TN - Thành viên - Công ty VinaCert; - DSCKI. Nguyễn Thị Thúy Hòa - Trung tâm Kiểm nghiệm - Sở Y tế tỉnh Hà Giang; - Kim Bích Nguyệt - Trung tâm Kiểm nghiệm - Thành viên - Sở Y tế tỉnh Hà Giang; - Cam Thị Hằng - Trung tâm Kiểm nghiệm - Thành viên - Sở Y tế tỉnh Hà Giang; - ThS. Phan Ngọc Tiến - Chi cục TĐC - Thành viên - Sở KH&CN tỉnh Hà Giang; - KS. Phan Tiến Dũng - Chi Cục TĐC - Thành viên - Sở KH&CN tỉnh Hà Giang; - CN. Trần Công Hà - Chi Cục TĐC - Thành viên - Sở KH&CN tỉnh Hà Giang.

Khoa học nông nghiệp

07/2017

10/2018

22/03/2019

03/2019

17/05/2019

Trung Tâm Thông Tin Và Chuyển Giao Công Nghệ Mới

- Ứng dụng sản phẩm của đề tài sẽ đưa mật ong của Việt Nam nói chung có tính cạnh tranh cao: Đảm bảo đúng chất lượng, duy trì uy tín, ngăn chặn gian lận thương mại, bảo vệ khách hàng. Với mật ong bạc hà, sản phẩm chỉ dẫn địa lý của quốc gia, sản phẩm của đề tài là công cụ để minh chứng được vai trò đặc thù của mật ong, đảm bảo phát triển bền vững thương hiệu của mật ong bạc hà, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; các yêu cầu này là những tồn tại mà các giải pháp kiểm soát hiện nay (dựa vào cảm quan và các chỉ tiêu dinh dưỡng trong mật ong) không làm được. - Các trại ong, nơi đề tài thu mẫu mật: 1) nhận thức được công cụ đánh giá vai trò y học và truy xuất nguồn gốc của mật ong; 2) sử dụng kết quả của đề tài để khẳng định chất lượng y học của mật ong do mình sản xuất ra. - Kết quả có thể được chuyển giao sau khi đề tài hoàn thành: Chuyển cho các cơ sở nuôi ong nơi thu mẫu mật ong thử nghiệm. Qui trình thử nghiệm các nhóm chất chỉ thị liên quan đến vai trò y học, truy xuất nguồn gốc mật ong sẽ chuyển giao bằng hình thức đào tạo cho các phòng thử nghiệm liên quan.
HSĐKTTKH&CN-01/2019
- Các chỉ thị và các qui trình đánh giá vai trò y học của mật ong bạc hà không chỉ bổ sung vai trò y học mà còn là giải pháp nhằm duy trì chất lƣợng của mật ong bạc hà từ đó nâng cao giá trị kinh tế và xã hội của địa phƣơng do mật bạc hà đem lại: Các phòng thử nghiệm như Viện ATTP, Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Giang (tổ chức chủ trì và tham gia đề tài) có áp dụng các chỉ thị (GO, MGO) để đánh giá theo mùa mật về khả năng kháng khuẩn, và khả năng chống ô xy hóa (9 chất phenolic a xít, hàm lƣợng Fe2+, %DPPH) nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng ổn định của MBH. Kết quả đánh giá định kỳ là cơ sở để kiểm soát chất lượng MBH, giá trị các chất kháng khuẩn và chống ô xy hóa của MBH trên nhãn mác của người nuôi ong. Từ đó sẽ quản lý chất lượng ổn định của MBH và tăng lòng tin của khách hàng, tăng đầu ra và giá cả của sản phẩm. - Ba chỉ thị về hàm lượng các chất chống ô xy hóa (3-phenylactic axit, Fe2+, %DPPH) và qui trình truy xuất nguồn gốc MBH là giải pháp ngăn chặn gian lận thương mại giữ vững thương hiệu mật ong bạc hàng: khi nghi ngờ MBH giả, mật bạc hà bị pha trộn, cán bộ quản lý thị trường, người kinh doanh mật bạc hà thu mẫu gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm của Sở Y tế Hà Giang để truy xuất nguồn gốc MBH dựa vào các chỉ thị Fe2+, %DPPH và/hoặc Phòng thử nghiệm của Viện ATTP để xác định dựa vào chỉ thị 3-phenylactic axit. - Qui chuẩn kỹ thuật về mật ong bạc hà và cơ chế chính sách quản lý MBH là giải pháp và chế tài để quản lý chất lượng mật ong bạc hà nhằm giữ vững thương hiệu, phát triển bền vững nghề nuôi ong thu mật bạc hà ở Cao nguyên, bao gồm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, phát triển du lịch: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kết hợp với: 1) Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phổ biến cho người nuôi ong, buôn bán MBH áp dụng hiệu quả qui chuẩn kỹ thuật về MBH; 2) Cục quản lý thị trƣờng Hà giang để đưa Cơ chế chính sách quản lý chất lượng vào thực tiễn sản xuất và tiêu thụ MBH. - Tác động kinh tế: Các chỉ thị liên quan đến khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa của mật ong là cơ sở để phân loại và định giá mật ong chính xác, phù hợp. Kết quả đánh giá vai trò y học của mật ong bạc hà có thể là cơ sở để sản phẩm chỉ dẫn địa lý Mật ong bạc hà Cao nguyền đá Đồng Văn có mặt ở thị trường quốc tế.

BG1037/2020-GCN03/2019

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không