- Đánh giá mức độ phát thải và ô nhiễm môi trường của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy mới họ brôm (PBDEs)
- Ứng dụng khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình nhân giống nuôi trồng thu sinh khối chế biến tảo xoắn Spirulina tại thành phố Tam Điệp
- Nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị ung thư sorafenib tosylat
- Nghệ thuật diễn xướng Mo Mường
- Nghiên cứu đề xuất các mô hình giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước karst phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các vùng núi cao khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ
- Nghiên cứu công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột tinh bột biến tính và đường trehalose từ khoai lang
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp dân; xữ lý thư và giám sát việc giải quyết đơn thư của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
- Cơ sở khoa học định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững các huyện đảo Lý Sơn và Phú Quý
- Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chủ động gây động dục thụ tinh nhân tạo cho bò và xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại tỉnh Điện Biên
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
06/2015-DA2
2017-60-215
Nghiên cứu phân tích năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thông qua khảo sát đánh giá thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế
Viện Năng suất Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Quốc gia
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020
ThS. Cao Hoàng Long
ThS. Nguyễn Anh Tuấn, PGS.TS. Tăng Văn Khiên, TS. Vũ Minh Khương, ThS. Nguyễn Thị Lê Hoa, ThS. Nguyễn Thanh Hải, TS. Phạm Đình Thúy, TS. Đặng Thị Thu Hoài, ThS. Phạm Việt Hưng
Kinh doanh và quản lý
07/2015
08/2016
17/11/2016
2017-60-215
14/03/2017
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng về năng suất lao động của 07 ngành kinh tế; so sánh với thực trạng NSLĐ chung của toàn nền kinh tế và NSLĐ của một số ngành tương ứng ở một số quốc gia trong khu vực thông qua tính toán từ số liệu thống kê và điều tra thực tế tại 2.000 doanh nghiệp; Kiến nghị chính sách liên quan đến nâng cao NSLĐ của Việt Nam. Việc thực hiện hoạt động điều tra, khảo sát doanh nghiệp rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu thực tế của doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp phù hợp.
Các ngành được lựa chọn điều tra: Sản xuất chế biến thực phẩm, Dệt, Sản xuất trang phục, Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, Sản xuất thiết bị điện, là các ngành có đóng góp tương đối lớn vào GDP, sử dụng nhiều lao động, có chính sách tập trung phát triển của Nhà Nước hoặc có ảnh hưởng lan tỏa tới các ngành khác, thuận tiện cho việc thu thập, điều tra số liệu tại doanh nghiệp và so sánh với các nước trong khu vực. Việc chọn ngành nghiên cứu cũng có sự đa dạng về công nghệ để đánh giá được ảnh hưởng của công nghệ tới năng suất lao động. Bên cạnh đó, trong từng ngành cũng lựa chọn các loại hình doanh nghiệp khác nhau để có thể đánh giá được quy mô, loại hình doanh nghiệp tác động tới năng suất lao động.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các cơ quan nghiên cứu như Viện Năng suất Việt Nam để nắm bắt được thực trạng năng suất doanh nghiệp một cách thực tế, đề xuất được các giải pháp để định hướng các chương trình nâng cao năng suất chất lượng.
Đề tài có ý nghĩa cung cấp các thông tin thực tế về thực trạng năng suất doanh nghiệp nêu bật những vấn đề cản trở tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy năng suất lao động cho các doanh nghiệp và làm cơ sở để thiết lập các mục tiêu và chính sách thúc đẩy năng suất phù hợp và khả thi
Năng suất lao động; Doanh nghiệp
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Cơ sở để hình thành Đề án KH,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
không
01 tiến sỹ đã sử dụng kết quả của đề tài để xây dựng luận án. (TS. Cao Hoàng Long với luận án “Năng suất lao động và các nhân tố tác động đến năng suất lao động ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam” đã bảo vệ thành công tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân).