liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

VT-CN.01/17-20

2021-10-045/KQNC

Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý và truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao ứng dụng kỹ thuật truyền thông quang vô tuyến cho các hệ thống thông tin vệ tinh

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Bộ Thông tin và Truyền thông

Quốc gia

PGS.TS. Đặng Hoài Bắc

PGS.TS. Đặng Thế Ngọc; TS. Trần Quý Nam; PGS.TS. Phạm Văn Cường; TS. Lê Hải Châu; PGS.TS. Trương Thị Diệu Linh; PGS.TS. Lê Thanh Hà; TS. Vũ Hữu Tiến; TS. Phạm Thị Thúy Hiền; ThS. Đỗ Trung Anh

Viễn thông

01/10/2017

01/04/2020

14/07/2020

2021-10-045/KQNC

21/01/2021

378

Tiếp cận công nghệ phát thu và xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng công nghệ truyền thông quang vô tuyến (FSO) tiến tới chế tạo thiết bị và triển khai ứng dụng. Đánh giá hiệu năng và đề xuất giải pháp cải thiện hiệu năng truyền dẫn thông tin của hệ thống vệ tinh/UAV sử dụng công nghệ truyền thông vô tuyến FSO. Xây dựng mô hình mô phỏng ứng dụng công nghệ FSO trong truyền dẫn và xử lý ảnh/video độ phân giải cao từ vệ tinh và thiết bị bay không người lái. Ứng dụng thử nghiệm hệ thống FSO vào lĩnh vực viễn thám, bao gồm truyền dẫn ảnh/video độ phân giải cao qua hệ thống FSO kết nối với hệ thống tự động đánh giá và cảnh báo thiên tai, cung cấp thông tin phục vụ nông nghiệp; tối ưu hóa các luồng giao thông. 

 

18305

Đối với kinh tế xã hội, các kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho Công ty TNHH giải pháp công nghệ nguồn POSTEF, Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, và các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin khác. Các ứng dụng của kỹ thuật truyền thông quang vô tuyến sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông làm chủ công nghệ, tiến tới tự sản xuất các thiết bị thu, phát và xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin vệ tinh, thay thế sản phẩm nhập khẩu có giá thành đắt và không làm chủ công nghệ dễ dẫn đến các lỗ hổng bảo mật, không đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống viễn thông và các hệ thống thông tin vũ trụ của quốc gia. Đối với tác động môi trường, quá trình thực hiện và kết quả đề tài không ảnh hưởng đến môi trường do nghiên cứu không sử dụng vật liệu có thể sinh ra chất thải độc hại.

Các sản phẩm phần mềm được lập trình trên máy vi tính hoàn toàn là công nghệ sạch, không ảnh hưởng đến môi trường. Một số sản phẩm phần cứng, chế tạo thiết bị điện tử cũng là các công nghệ sạch, sử dụng linh kiện điện tử sạch, có kích thước nhỏ gọn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường. Kết quả đề tài cung cấp các phần mềm nhận dạng ảnh để xử lý các vấn đề giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đánh giá thảm họa thiên tai,... có lợi ích rất lớn trong bảo vệ môi trường. Phần mềm ứng dụng xử lý ảnh trong giao thông thông minh sẽ thu và truyền dữ liệu ảnh thu được về trung tâm xử lý, nhận diện các tuyến đường ùn tắc và đưa ra các tư vấn cho người tham gia giao thông qua các kênh thông tin (như VOA giao thông, mạng xã hội Facebook,...). Từ đó, tối ưu hóa các luồng giao thông, giảm ùn tắc giao thông, giảm khí thải giao thông, từ đó bảo vệ môi trường. Các phần mềm xử lý ảnh sẽ đặt tại các trung tâm tư vấn để xử lý các bức ảnh thu được từ hệ thống truyền dẫn tốc độ cao qua vệ tinh phục vụ nông nghiệp thông minh. Hệ thống này sẽ

đánh giá bề mặt đất đai, khí hậu, nguồn nước, tình trạng sâu bệnh,... từ đó đưa ra các khuyến cáo, tư vấn một cách tự động đến điện thoại di động của người dân, hoặc thông qua các kênh truyền hình, truyền thanh, loa đài,... để tăng năng suất lao động, trồng trọt, chăn nuôi cho người nông dân. Các phần mềm xử lý ảnh đánh giá thảm họa thiên tai thông qua các bức ảnh thu được từ hệ thống truyền dẫn tốc độ cao qua vệ tinh sẽ giúp các cơ quan cứu trợ xác định được vùng thiệt hại nặng, vùng thiệt hại nhé, từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ và cử các đội hỗ trợ, ứng cứu một cách phù hợp, tối ưu hóa nguồn lực, tránh lãng phí các nguồn hỗ trợ. Các kết quả đánh giá thảm họa thiên tai qua ảnh cũng góp phần xây dựng các dự toán tài chính, ngân sách cho các hoạt động phục hồi sau thảm họa thiên tai tại các vùng bị ảnh hưởng. 

 

Hệ thống thông tin vệ tinh; Công nghệ truyền thông; Kỹ thuật; Quang vô tuyến; Truyền dẫn dữ liệu; Dữ liệu tốc độ cao; Phát triển; FSO

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 2

Số lượng công bố quốc tế: 1

Không

01 Tiến sỹ; 02 Thạc sỹ