
- Những vấn đề trách nhiệm xã hội trong tư tưởng nho giáo Việt Nam
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị sử dụng CO2 dạng rắn để làm sạch bề mặt của máy móc thiết bị công nghiệp
- Đảm bảo an ninh con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và đề xuất giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu phi (ASF) tại Việt Nam
- Xây dựng mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho giống chè Hương Bắc Sơn và TRI50 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung
- Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Nem chua Yên Mạc dùng cho sản phẩm nem chua của xã Yên Mạc huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình
- Làm thế nào để giúp di cư nội địa bền vững? Nghiên cứu thực nghiệm từ lý thuyết khởi nghiệp
- Kết hợp tiền mã hoá và xử lý tín hiệu thu cho hệ thống đa người dùng đa đầu vào đa đầu ra
- Nghiên cứu chế tạo vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) ở lợn



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐLCN.17/19
2022-48-0297/KQNC
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các hệ vật liệu nano từ dị thể chức năng trong cảm biến để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn ở người và xác định hàm lượng một số thuốc hóa chất trong thực phẩm
Viện Khoa Học Vật Liệu
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
GS. TS. Vũ Đình Lãm
PGS. TS. Lê Anh Tuấn, ThS. Mẫn Hoài Nam, TS. Vũ Ngọc Phan, TS. Đoàn Quảng Trị, ThS. Hoàng Văn Tuấn, TS. Trần Quang Huy, TS. Ngô Xuân Đinh, PGS. TS. Nguyễn Văn Quy, TS.Vũ Thị Trang
Kỹ thuật phân tích mẫu bệnh phẩm
01/03/2019
01/09/2021
25/01/2022
2022-48-0297/KQNC
30/03/2022
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
- Các kết quả nghiên cứu được chuyển giao thông qua các bài báo khoa học công bố trên các tạp chí chuyên ngành và tại các hội thảo trong và ngoài nước.
- Các kết quả của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo giá trị cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các cán bộ nghiên cứu trong các trường đại học/viện nghiên cứu.
- Ngoài ra các kết quả nghiên cứu ứng dụng còn được thể hiện trong các Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu, Quy trình chế tạo cảm biến, Quy trình chế tạo thiết bị đo và Quy trình phân tích đo đạc. Đây cũng là những tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu về vật liệu từ và công nghệ nano, cảm biến điện hóa, cảm biến từ.
- Cảm biến từ kháng trở khổng lồ cộng hưởng mạch LC dạng dây để theo dõi và phát hiện một số dấu hiệu sinh tồn ở người đã tích hợp với Mô hình đo tích hợp cảm biến thử nghiệm
thực tế trên người để theo dõi nhịp thở, nhịp tim. (Thử nghiệm đo 30 người, thời gian đo thử nghiệm/1 người: 30 phút).
- Cảm biến điện hóa có độ nhạy cao trên cơ sở các cấu trúc nano dị thể từ tính để phát hiện dư lượng một số thuốc, hoá chất trong thực phẩm. Cảm biến điện hóa có độ nhạy cao xác định được hàm lượng Chloramphenicol với LOD = 2 µg/kg và Clenbuterol đạt LOD = 0,5 µg/kg.
- Thiết bị đo cầm tay phát hiện dư lượng Chloramphenicol (hoặc Clenbuterol) trong mẫu thực. Đo thử nghiệm trên 12 mẫu thịt lợn. So sánh kết quả đo với phương pháp khối phổ truyền thống hoặc bộ kit thử nhanh cho sai số < 5% thang đo và cho phép truyền dữ liệu đo qua mạng không dây (wifi, GPS) lên thiết bị thông minh.
- Chương trình vật lý với định hướng rất rõ, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Do vậy, các sản phẩm bước đầu thu được từ đề tài đã được nghiên cứu, thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm. Để có thể ứng dụng trong thực tế thì các cảm biến và thiết bị của đề tài cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển thêm.
- Cung cấp các giải pháp công nghệ mới về cảm biến từ để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn ở người giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác khám và chữa bệnh.
- Đưa ra các giải pháp và thiết bị đo phân tích mới dạng cầm tay để xác định hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hàm lượng thuốc, hóa chất trong thực phẩm giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm hiệu quả và cung cấp các thực phẩm an toàn ra thị trường.
- Các giải pháp công nghệ về vật liệu và thiết bị cảm biến là thân thiện môi trường.1.12. Địa chỉ ứng dụng:
Sản phẩm của đề tài như các cảm biến và Thiết bị phân tích hiện đang được sử dụng tại các phòng thí nghiệm cho mục đích nghiên cứu, đào tạo tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Phenika
Hệ vật liệu nano dị thể; Cảm biến; Thuốc; Hóa chất; Thực phẩm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 6
02 Giải pháp hữu ích (đã được chấp nhận đơn).
Đào tạo 01 Thạc sỹ, tham gia đào tạo 03 tiến sĩ.