Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-12/20

2023-02-1551/NS-KQNC

Nghiên cứu quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ

Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Mai Văn Hào

ThS. Nguyễn Văn Chính, TS. Phan Công Kiên, ThS. Phan Văn Tiêu, ThS. Phạm Trung Hiếu, ThS. Nguyễn Văn Sơn, KS. Trần Thị Hồng, TiS. Nguyễn Văn Liêm, TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền, ThS. Vũ Thị Thùy Trang

Bảo vệ thực vật

01/2020

06/2023

25/09/2023

2023-02-1551/NS-KQNC

25/10/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Bộ mẫu vật ruồi đục quả, vi sinh vật và côn trùng khác trên táo (02 mẫu ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezzi, 1 bộ mẫu sâu đục quả Epicopistis pleurospila Turner, 1 bộ mẫu nấm gây bệnh phấn trắng hại táo Oidium heveae - Mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại tỉnh Ninh Thuận; 10 ha Mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận và 10ha Mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận có tỷ quả bị ruồi đục quả gây hại dưới 3,6%, sâu đục quả gây hại dưới 1%, tỷ lệ quả bị bệnh phấn trắng dưới 13,3% và hiệu quả kinh tế tăng 34,4%. - Báo cáo thành phần loài (danh mục, bộ mẫu vật, ảnh minh họa) của ruồi đục quả và sâu bệnh hại chính (4 loài: 2 loài ruồi đục quả, 1 loài sâu đục quả và 1 loài nấm gây bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ và Báo cáo đánh giá mức độ gây hại, quy luật phát sinh phát triển, phổ ký chủ của ruồi đục quả và sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ được ứng dụng trong nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật - Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ được cục Bảo vệ thực vật công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo quyết định số 1793/QĐ-BVTV-KH ngày 13 tháng 7 năm 2023. - Quy trình quản lý tổng hợp sâu đục quả, bệnh phấn trắng trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ đã được Công nhận và ban hành quy trình kỹ thuật cấp cơ sở theo quyết định số 46/QĐ-VNCB, ngày 10 tháng 5 năm 2023 - Bài báo khoa học: Kết quả nhiệm vụ đã đăng 5 Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài. Trong đó, 3 bài báo được đăng trên kỷ yếu hội bệnh hại thực vật Việt Nam và 2 bài được đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Xây dựng được 1 bộ Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quản lý ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại trên cây táo - Tham gia hỗ trợ đào tạo 1 tiến sỹ và 01 Thạc sỹ chuyên ngành khoa học cây trồng. Các sản quy trình kỹ thuật từ đề tài phù hợp với sản xuất trong điều kiện tại Nam Trung bộ, đã và đang được ngành nông nghiệp của các địa phương trong vùng áp dụng và nhân rộng có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất. Các sản phẩm thành phần ruồi đục quả, sâu đục quả và bệnh phấn trắng, báo cáo, bài báo khoa học và đào tạo sau đại học là các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu và đào tạo của Viện và các đơn vị liên quan có nhu cầu.
23151
- Trong năm 2023, đề tài đã xây dựng được 21 ha mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo và Quy trình quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Nam Trung bộ. Tạo ra khoảng trên 900 tấn táo an toàn cung cấp cho thị trường từ đó nâng giá trị cây táo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng. - Quan trọng hơn trong quá trình thực hiện đề tài quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo đã được trên 80% người dân trồng táo (trên 900 ha) tại Nam trung bộ ứng dụng làm tăng năng suất và giá bán nên tăng lợi nhuận cho người trồng táo. - Việc áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận đã giảm được khoảng 20 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật/năm làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất trên 20%. - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài đơn vị chủ trì đề tài đã thực hiện truyền thông, hội thảo, tập huấn, tham quan học tập cho hàng trăm nông dân trồng táo và cán bộ ngành nông nghiệp của Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng…

Cây táo; Ruồi đục quả; Sâu hại; Bệnh hại; Quản lý tổng hợp

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Hỗ trợ cung cấp số liệu đào tạo 01 tiến sĩ và 01 thạc sĩ.