liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

106-NN.04-2016.06

2020-48-454/KQNC

Nghiên cứu sản xuất pyruvate từ vi khuẩn Halomonas với nguồn carbon từ rong biển Ulva của Việt Nam

Viện Công nghệ Sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

TS. Hoàng Thị Lan Anh

GS. TS. Đặng Diễm Hồng, TS. Hoàng Thị Minh Hiền, TS. Ngô Thị Hoài Thu, TS. Lưu Thị Tâm, ThS.L ê Thị Thơm, ThS. Nguyễn Cẩm Hà

Công nghệ sinh học

04/2017

04/2020

06/05/2020

2020-48-454/KQNC

27/05/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Đã phân lập có 18 chủng Halomonas spp. từ các mẫu đất, nước thu thập tại vùng biển/ rừng ngập mặn thuộc tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Khánh Hoà; môi trường nuôi tảo Dunaliella teriolecta có khả năng sản xuất pyruvate ngoại bào; - Đã chọn được 2 chủng tiềm năng là BL6 và C22 có khả năng tiết pyruvate ngoại bào cao hơn so với các chủng còn lại với hàm lượng pyruvate tương ứng là 25,38 và 28,16 g/L; - Đã tiến hành giải trình tự và lắp ráp de novo hệ gen của hai chủng vi khuẩn này. Bản draft genome của chủng BL6 có 3.720.962 bp với tỉ lệ G+C là 58,3%, N50 là 629,667bp, chứa 3401 trình tự mã hoá (CDSs, 57 tRNA, 6 tRNA và 1 tmRNA, có khoảng 3465 trình tự mã hoá cho protein đã được dự đoán. Trình tự hệ gen nói trên đã được đăng ký trên Genebankl với mã số VDGL00000000, BioProject ID (PRJNA546082), BioSample ID 9SAMN11951961). - Bản draft của chủng C22 gồm 3.934.166 bp với tỉ lệ G+C là 60,2%, N50 là 580.246 bp, chứa 3600 trình tự mã hoá (CDSs), 58 t RNA và 1 tmRNA. Có khoảng 668 trình tự mã hoá cho protein đã được dự đoán. Trình tự hệ gen của C22 đã được đăng ký trên Genebank với mã số VBVC0100001.1-VBVC1000026.1, Bioproject ID PRJNA543183, Bioproject ID SAMN11656172.
17354
Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài có tính mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này được thể hiện ở các kết quả nghiên cứu về phân lập được thêm các chủng thuộc chi Halomonas có khả năng sinh tổng hợp pyruvate với hàm lượng cao và tiết ra môi trường nuôi cấy; việc xác định được các đặc điểm sinh học, so sánh về trình tự hệ gen với các loài đã được công bố. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu trong đề tài này cũng đã chứng minh về khả năng sử dụng dịch thuỷ phân rong Ulva làm nguồn carbon cho nuôi trồng Halomonas để sản xuất pyruvate, mở ra khả năng ứng dụng mới cho rong biển trong việc sản xuất các chất hoá học có giá trị cao ngoài những ứng dụng mang tính truyền thống.

Pyruvate; Vi khuẩn Halomonas; Carbon; Rong biển Ulva

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 thạc sỹ