• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-24-218

Nghiên cứu sử dụng khoáng apatit để xử lý các kim loại nặng trong bùn thải quặng đuôi

Viện khoa học và công nghệ mỏ - luyện kim

Bộ Công Thương

KS. Nguyễn Thị Lài

Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất

22/01/2015

2015-24-218

Nghiên cứu khả năng ứng dụng khoáng apatit của Việt Nam để xử lý kim loại nặng trong bùn thải quặng đuôi từ quá trình chế biến quặng, thử nghiệm cho quặng đuôi của ngành chế biến quặng chì kẽm. Đề tài đã lựa chọn được 2 trong số 5 loại apatit có sẵn trong nước để làm vật liệu xử lý ion Pb và Zn trong quặng đuôi chế biến quặng chì kẽm đó là apatit IV và Tảng sót. Đề tài cũng đã xác định được tỷ lệ xử lý giữa apatit/quặng đuôi, với tỷ lệ 2 - 10% vật liệu apatit/quặng đuôi (tính theo trọng lượng khô) là có khả năng đủ để làm giảm đáng kể hàm lượng các ion Pb và Zn có trong quặng đuôi. Đề tài cũng đề xuất được quy trình kỹ thuật sử dụng khoáng apatit để xử lý các ion kim loại nặng trong bùn thải quặng đuôi chế biến chì kẽm theo hai hình thức: (i) Xử lý trực tiếp vào vùng quặng đuôi bị ô nhiễm và (ii) Sử dụng apatit làm lớp chống thấm.
11098
a) Hiệu quả về kinh tế xã hội: Làm giảm áp lực về trách nhiệm pháp lý và các chi phí trong công tác thiết kế, xây dựng và quản lý hồ thải quặng đuôi cho các cơ sở chế biến quặng. b) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Kết quả nghiên cứu khả năng ứng dụng khoáng apatit của Việt Nam để xử lý kim loại trong bùn thải quặng đuôi từ quá trình chế biến quặng, thử nghiệm cho quặng đuôi của chế biến quặng chì - kẽm. Nội dung chính của đề tài là tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với hai loại apatit IV và Tảng sót để xử lý ion kim loại chì, kẽm trong quặng đuôi chì kẽm Chợ Đồn với mục đích tìm ra các chỉ tiêu và phương pháp phù hợp để có thể áp dụng cho các vùng mỏ có quặng đuôi tương tự. Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm theo hai phương pháp (i) Phương pháp mẻ và (ii) Phương pháp cột. Từ các thực nghiệm nghiên cứu nhóm tác giả đã đưa ra được các kết quả sau: - Tỷ lệ apatit/quặng đuôi: 2 - 10% (tính theo trọng lượng khô); - Thời gian: 4 ngày theo phương pháp mẻ và 11 ngày theo phương pháp cột; - Hai loại apatit được đề nghị sử dụng là apatit IV và Tảng sót. Apatit biến tính có hiệu quả xử lý tốt nhưng hiệu quả không chênh lệch nhiều mà lại phải chế tạo biến tính phức tạp nên không được đề nghị sử dụng; - Đề xuất được quy trình kỹ thuật sử dụng khoáng apatit để xử lý các ion kim loại nặng trong bùn thải quặng đuôi chế biến chì kẽm theo hai hình thức: (i) Xử lý trực tiếp vào vùng quặng đuôi bị ô nhiễm và (ii) Sử dụng apatit làm lớp chống thấm.

Quặng kẽm chì;Khai thác;Chế biến;Ô nhiễm môi trường;Vật liệu apatit;Kim loại nặng;Xử lý

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Thạc sĩ sử dụng kết quả của đề tài nội dung luận án, luận văn của mình.