Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-24-912

Nghiên cứu tái chế vật liệu xúc tác đã thải bỏ của nhà máy lọc dầu để xử lý ô nhiễm môi trường

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí

Bộ Công Thương

TS. Đặng Thanh Tùng

Kỹ thuật vật liệu và luyện kim khác;

09/05/2014

2015-24-912

17/12/2015

Đối với tổ chức chủ trì đề tài, việc thực hiện các nghiên cứu liên quan đến xúc tác lọc dầu nói chung và xúc tác FCC nói riêng sẽ là điều kiện để tiếp tục mở rộng, nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ trong lĩnh vực xúc tác lọc hóa dầu. Đồng thời đề tài nghiên cứu này cũng tận dụng được các thế mạnh của đơn vị chủ trì về nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị sẵn có. Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu như nhà máy lọc dầu, nhà máy PP Dung Quất, công ty sơn Hà Nội việc sử dụng hiệu quả xúc tác thải để xử lý môi trường và tọa ra các sản phẩm có giá trị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất.
11792
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, kết quả của đề tài sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho xã hội. Đề tài cũng góp phần giải quyết một số vấn đề mới phát sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cụ thể là vấn đề xúc tác thải trong công nghiệp lọc hóa dầu hiện nay vẫn còn là vấn đề mới và các đơn vị sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý triệt để vừa đảm bảo an toàn môi trường, vừa tiết kiệm được chi phí. Cụ thể như sau: - Đề tài đã ứng dụng vận hành hệ thiết bị hấp thụ già giải hấp VOCs tại phân xưởng xe máy, công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội. Quá trình hấp thụ VOCs sử dụng vật liệu biến tính FCC-glucozơ có thời gian hấp thụ hiệu quả đạt được từ 18-38, phụ thuộc vào loại sơn cũng như nồng độ VOCs ban đầu từ 315-950 ppm. Quá trình giải hấp đạt hiệu quả tại nhiệt độ 1500C, kết hợp hút chân không -40 Kbar. Hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng đạt trên 90%. - Xúc tác FCC thải biến tính với MnO¬¬2 có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng như As(III), Pb(II), và Mn(II) rất tốt, lần lượt là 3,38; 38 và 28mg/g. - Xúc tác FFc thải đã được tạo viên và đưa vào sử dụng thành công trong việc chế biến nhựa thải thành các sản phẩm có giá trị như xăng, LCO, khí… Tính toán một cách sơ bộ cho thấy, 1 tấn PP có thể tạo ra 814 lít xăng và 438 lít LCO. Chi phí tạo ra 1 lít LCO là 18.651 đồng; chi phí tạo ra 1 lít xăng là 17.320 đồng. Như vậy, có thể thấy mức giá bán trên là tương đương với các sản phẩm xăng Mogas 95và LCO trung gian của nhà máy lọc dầu Dung Quất (giá chưa thuế vào tháng 10 như sau: LCO=17.518 đồng/lít, Mogas 95 = 16.268 đồng/lít). Do đó việc khả năng áp dụng trên quy mô lớn là tương đối khả thi.

Quá trình FCC; Xúc tác; Tái chế; Biến tính; Vật liệu hấp phụ; Propylen

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Sáng chế đăng kí sở hữu trí tuệ: Quy trình công nghệ và hệ thống chế biến nhựa phế thải thành nhiên liệu với công suất 1kg/h, đã được chấp nhận đơn theo quyết định số 5270/QĐ-SHTT ngày 23/1/2014.

03 thạc sĩ