- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị sấy sử dụng năng lượng nhiệt từ hơi nóng và lực va đập sinh ra từ sóng siêu thanh của khí nén
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS xây dựng các mô hình tính toán trữ lượng sinh khối của các hệ sinh thái rừng tự nhiên tại Việt Nam
- Thực hiện quy chế chất vắn trong Đảng của Đảng bộ tỉnh qua thực tiễn một số tỉnh Duyên hải Miền Trung - Thực trạng giải pháp và kiến nghị
- Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất định hướng ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước môi trường khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025
- Nghiên cứu xây dựng quy trình gieo ươm và trồng cây bần không cánh (Sonneratia apetala) góp phần phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Mao ếch (Mang ếch - Allenbatrachus grunniens Linnaeus 1758) tại tỉnh BR-VT
- Khảo sát định hướng của các phân tử ADN gắn trên các chất nền rắn bằng kỹ thuật phổ tần số tổng
- Nghiên cứu đánh giá khả năng phát tán và ảnh hưởng của phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Cảng Phòng Thành và Xương Giang đến Việt Nam
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình quản lý sử dụng kháng sinh tại một số Bệnh viện Đa khoa tuyến Tỉnh thuộc Sở Y tế Khánh Hòa
- Nâng cao hiệu năng mạng vô tuyến chuyển tiếp sử dụng các giao thức truyền đa chặng cộng tác dưới sự tác động của giao thoa đồng kênh và suy giảm phần cứng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-02-629
Nghiên cứu tạo bê sữa cao sản bằng kỹ thuật chia, tách phôi
Viện Chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Đề tài độc lập
ThS. Quản Xuân Hữu
TS. Lê Văn Ty, ThS. Nguyễn Thị Hương, ThS. Vũ Thị Thu Hương, ThS. Nguyễn Khánh Vân, ThS. Nguyễn Thị Lệ Hương, ThS. Lê Thị Huệ, BSTY. Trần Sơn Hà
Di truyền và nhân giống động vật nuôi
01/2011
06/2015
23/07/2015
2015-02-629
15/09/2015
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Sự ổn định di truyền của động vật nhân bản từ chia, tách phôi đã tạo ra các động vật có tính trạng mong muốn. Các bê sinh ra từ cùng một phôi sau khi chia tách có bản chất di truyền hoàn toàn giống nhau, nói cách khác có sự đồng nhất về kiểu hình cũng như kiểu gen là mô hình động vật lý tưởng để sử dụng cho các nghiên cứu cơ bản khác nhau: Nghiên cứu chính xác ảnh hưởng của một số yếu tố nào đó của ngoại cảnh tới năng suất hay kiểu hình của vật nuôi có cùng kiểu gen. Như vậy, chia tách phôi vừa có ý nghĩa trong thực tế sản xuất, vừa phục vụ đắc lực cho một số nghiên cứu cơ bản khác.
Động vật nhân bản tạo ra bằng kỹ thuật chia, tách phôi không chỉ mang những tính trạng mong muốn mà còn có khả năng sinh sản bình thường. Chia, tách phôi làm tăng số lượng phôi từ một phôi ban đầu, nếu những phôi này có phẩm chất giống cao thì nhân bản làm gia tăng về mặt số lượng các bản sao như vậy giúp cho người chăn nuôi tăng năng suất và thu nhập. Điều này có ý nghĩa với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Tạo ra nhiều phôi bằng phương pháp chia, tách phôi mang các đặc tính di truyền quý sẽ giúp người chăn nuôi giảm thời gian gây dựng đàn, tăng năng suất các sản phẩm chăn nuôi, quá đó nâng cao thu nhập. Như vậy tạo phôi bò bằng kỹ thuật chia, tách phôi có ý nghĩa quan trọng đối với ngành chăn nuôi, vì công nghệ này không chỉ có khả năng tạo ra một số lượng lớn phôi tốt mang tính trạng mong muốn, còn góp phần bảo vệ và phát huy nguồn gen vật nuôi bản địa quý hiếm.
Nghiên cứu;Tạo giống;Bê sữa cao sản;Kỹ thuật;Chia tách phôi
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
01 ThS