- Xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi mặt ruộng kết hợp cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hiệu quả bền vững đạt tiêu chí về thủy lợi tại xã điểm nông thôn mới Tuy Lộc Cẩm Khê Phú Thọ
- Nghiên cứu tạo giống đậu tương chuyển gen kìm hãm già hóa bộ lá và tăng kích thước hạt
- Sử dụng án lệ trong hoạt động đào tạo cán bộ pháp luật tư pháp ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu đánh giá quá trình trưởng thành và đóng góp của đoàn viên thành niên Học viện vào công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Xây dựng mô hình chế biến các sản phẩm chè xanh chè đen chè ôlong chất lượng cao từ các giống chè LDP1 Kim Tuyên góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ
- Xây dựng mô hình đánh giá tổn thương và rủi ro khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Nghiên cứu chế tạo phân bón hữu cơ vi sinh nhằm nâng cao năng suất chất lượng thuốc lá vàng sấy và cải tạo đất trồng thuốc lá
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân cơ chế và đề xuất các giải pháp khả thi về kỹ thuật hiệu quả về kinh tế nhằm hạn chế xói lở bồi lắng cho hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin Lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu văn hóa truyền thống của người Việt ở thung lũng Silicon California
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2016-48-492
Nghiên cứu tạo giống khoai lang kháng bọ hà bằng công nghệ gen
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
Trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020
GS.TS. Lê Trần Bình
TS. Phạm Bích Ngọc, ThS. Trần Thu Trang, PGS.TS. Chu Hoàng Hà, TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, KS. Nguyễn Thị Hoài Thương, TS. Vũ Thị Lan, ThS. Lê Thu Ngọc, KS. Nguyễn Đình Trọng, KS. Trần Đức Hoàng
Cây lương thực và cây thực phẩm
01/2011
06/2015
19/10/2015
2016-48-492
10/05/2016
378
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật và công nghệ chuyển gen trong việc tạo giống cây trồng nông nghiệp nói chung và cây khoai lang nói riêng, góp phần tăng khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh.
Sàng lọc và xác định được các gen độc tố từ các chủng Bt có khả năng kháng bọ hà. Thiết kế các vector chuyển gen độc tố phân lập được dưới sự điều khiển của promoter đặc hiệu ở củ. Đề tài đã xây dựng được hệ thống tái sinh hiệu quả ở hai giống khoai lang địa phương của Việt Nam có năng suất và chất lượng tốt là KB1 và Chiêm Dâu. Hệ thống tái sinh thông qua đa chồi từ mô sẹo đã được chúng tôi ứng dụng thành công cho các nghiên cứu chuyển gen kháng bọ hà ở giống khoai lang KB1.
Đề tài đã xây dựng và tối ưu được quy trình chuyển gen vào khoai lang thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens với phương thức tái sinh cây chuyển gen thông qua đa chồi từ mô sẹo. Quy trình chuyển gen này đã được ứng dụng thành công để chuyển các gen đích vào khoai lang.
Đề tài đã tạo được các dòng khoai lang KB1 chuyển gen mang các cấu trúc gen kháng bọ hà là cry3Ca1/vip2-1/cry8Db và đã đánh giá được khả năng kháng với bọ hà của củ các dòng khoai lang chuyển gen. Kết quả này đã mở ra triển vọng ứng dụng kỹ thuật chuyển gen vào cải thiện khả năng chống chịu sâu bệnh của cây khoai lang ở Việt Nam.
Góp phần đào tạo nghiên cứu trong lĩnh vực chuyển gen thực vật, phân lập gen, thiết kế vector chuyển gen; đề tài góp phần đào tạo 01 TS và 03 thạc sĩ
Tạo giống; Khoani lang; Kháng bọ hà; Công nghệ gen; Vi khuẩn; Gen độc tố; Chuyển gen; Bacillus thuringiensis
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 9
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
01 tiến sỹ, 03 thạc sỹ