
- Bí ẩn của rừng mưa nhiệt đới: khám phá khu hệ bò sát và lưỡng cư ở hệ sinh thái núi đá vôi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam
- Trồng thử nghiệm thâm canh và xen canh hai giống khoai lang VC-24 và VC- 62 vùng đất cát ven biển
- Giải mã và khai thác đa dạng di truyền nguồn gen lúa bản địa của Việt Nam phục vụ các chương trình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa
- Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá bằng vật liệu Polyurethane (PU) ở tỉnh Sóc Trăng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc đến hiệu quả xây dựng nông thôn mới
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào Ecoli
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất hoạt chất kìm hãm α- glucosidase từ đỗ đen lên men bởi Aspergillus oryzae và ứng dụng tạo thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe
- Luận cứu khoa học cho việc quy hoạch mạng lưới giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bản thành phố Hà Nội đến năm 2020
- Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật cắt lưỡng cực bốc hơi tổ chức và LASER để điều trị u lành tính tuyến tiền liệt ung thư bàng quang
- Nghiên cứu giám định các loài Giổi ăn hạt (Michelia spp) ở Việt Nam hạt bằng phương pháp hình thái phân tử và sinh thái



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
133/20/2023/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu trồng và sản xuất chế phẩm trị ho từ cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour) tại Đắk Lắk
Trung tâm Khoa học công nghệ Dược Sài Gòn
Bộ Y tế
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. TRẦN CÁT ĐÔNG
PGS.TS. Trần Cát Đông (chủ nhiệm); TS. Vũ Thanh Thảo (Thư ký); TS Lê Văn Thanh; ThS. Lê Tuấn Anh; ThS. Nguyễn Thị Linh Giang; Dược sĩ.CKI. Nguyễn Khắc Sơn; Dược sĩ.CKI. Lê Bá Nguyên; DS. Định Hồng Nguyên; Y sĩ. Nguyễn Quang Ba; Y sĩ Võ Thuận Hóa
Khoa học y, dược
01/12/2019
01/06/2023
02/08/2023
133/20/2023/ĐK-KQKHCN
08/09/2023
Đề tài đã điều tra khảo sát trữ lượng và phân bố Bách bộ tại Đắk Lắk, kết quả cho thấy giống Bách bộ ở M’drak có rễ củ lớn và hàm lượng tuberostemoin cao, điều kiện khí hậu ở Đắk Lắk thích hợp cho việc trồng Bách Bộ. Bên cạnh đó, quy trình chiết cao chiết Bách bộ và tiêu chuẩn cơ sở của cao chiết Bách bộ đã được xây dựng. Trong 30 ngày liên tục, Cao chiết Bách bộ không gây độc tính bán cấp ở liều 2,4 g/kg. Liều cao chiết Bách bộ 1,2-2,4 g/kg có tác dụng trị ho và long đờm. Quy trình bào chế siro trị ho chứa cao lỏng Bách bộ ở quy mô pilot cũng đã được xây dựng với tuổi thọ của siro ước tính là 28 tháng trong điều kiện già hóa cấp tốc. Giá thành sirô trị ho Bách bộ do công ty Khang Minh sản xuất hiện nay ước tính khoảng 30.000 đồng/chai sirô, giá thành này đảm bảo có thể cung cấp sirô Bách bộ đã được chứng minh tính an toàn, hàm lượng tuberostemonin được xác định đến người sử dụng. Như vậy kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm từ dược liệu đi từ giai đoạn trồng dược liệu, thu hoạch, chiết xuất cao cũng như bào chế thành phẩm.
Hiệu quả kinh tế: Việc trồng Bách bộ, chiết xuất cao Bách bộ và sản xuất chế phẩm sirô trị ho có chất lượng được kiểm soát giúp chủ động từ khâu nguyên liệu đến sản xuất thành phẩm, sẽ đảm bảo được giá cả hợp lý, tính hiệu quả và an toàn của thuốc, giúp sản phẩm xâm nhập thị trường một cách dễ dàng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các bước tiếp theo giúp cho Tỉnh hoạch định chính sách phát triển như: phát triển trồng cho người dân, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, bảo tồn nguồn gen… từ đó phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe với giá cả phù hợp, mang lại lợi ích kinh tế lớn. Hiệu quả xã hội: Góp phần phát triển cây trồng mới giúp gia tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn Tỉnh. Tạo thêm công ăn việc làm và góp phần phát triển ngành sản xuất dược liệu có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao tại địa phương, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu.
Nghiên cứu trồng và sản xuất chế phẩm trị ho từ cây Bách Bộ tại Đắk Lắk
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
01 Thạc sỹ