Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NĐT.06.JPN/15

2019-02-0038/KQNC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của Nhật Bản trong hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Quốc gia

PGS.TS. Lê Xuân Quang

ThS. Phạm Đình Kiên, ThS. Phạm Thanh Bình, ThS. Nguyễn Thị Nguyệt, TS. Phạm Thanh Hải, TS. Vũ Linh Chi, TS. Nguyễn Quang Phi, ThS. Trần Hưng, ThS. Lê Thế Hiếu, ThS. Nguyễn Đăng Hà

Kỹ thuật thuỷ lợi

12/2015

08/2018

06/12/2018

2019-02-0038/KQNC

11/01/2019

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

(1). Tổng quan được các công nghệ, kỹ thuật trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến nội dung của đề tài, những ưu việt của các công nghệ đó, khả năng áp dụng vào Việt Nam. (2). Đánh giá được hiện trạng thủy nông nội đồng, hiện trạng công tác quy hoạch, dồn điền đổi thửa, hiện trạng canh tác nông nghiệp, hiện trạng công tác xây dựng đồng ruộng (gồm kênh mương nội đồng, ô thửa,…) nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH. (3). Nghiên cứu ứng dụng được các công nghệ của Nhật Bản phù hợp với thủy lợi nội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng như: Công nghệ thủy lợi mặt ruộng, quy trình kiểm soát, các biện pháp canh tác lúa tiên tiến, quy trình tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính (4) Xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho diện tích khoảng 50ha, giảm được khoảng 20%-25% lượng nước tưới giảm được 20% lượng phát thải khí nhà kính so với kỹ thuật tưới truyền thống. (5) Đề xuất giải pháp quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công nghệ thủy nông mặt ruộng và Quy trình tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính như: giải pháp quy hoạch đồng ruộng, san ủi đồng ruộng; Giải pháp ứng dụng các công nghệ thủy lợi nội đồng cho canh tác lúa vùng ĐBSH; Giải pháp quản lý vận hành hệ thống thủy nông nội đồng; Đề xuất quy trình tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính. Các giải pháp quy hoạch đồng ruộng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và định hướng phát triển trong tương lai. Quy trình tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính được Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT ban hành theo quyết định số 401/TCTL-KHCN ngày 18/9/2018. Hiện nay, trên cơ sở quy trình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông đã cho Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường xây dựng biên soạn thành tiêu chuẩn Viện Nam (thực hiện 2023-2024). (6) Sách chuyên khảo: Công nghệ tưới tiết kiệm nước cho lúa nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm phát thải khí nhà kính; NXB Nông nghiệp, năm 2019; ISBN: 978-604-60-2944-1. Cuốn sách chuyên khảo này đã tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Quốc gia hợp tác quốc tế theo nghị định thư giữa Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường với Trường Đại học Kyoto và Công ty KiTai Seikkei, Nhật Bản; thực hiện từ năm 2015÷2018. Kết quả thể hiện các nghiên cứu ứng dụng được các công nghệ của Nhật Bản vào hệ thống thủy nông nội đồng vùng ĐBSH như công tác quy hoạch đồng ruộng, san ủi đồng ruộng; các công nghệ chống thất thoát nước mặt ruộng; điều tiết và kiểm soát nước mặt ruộng,vv…Các quy trình canh tác lúa tiên tiến; quy trình quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa; Các giải pháp ứng dụng công nghệ thủy nông nội đồng như kênh mương vỏ mỏng, kênh tưới, kênh tiêu; cống điều tiết mặt ruộng; hệ thống kiểm soát lượng nước tưới sử dụng năng lượng mặt trời; ống tiêu nước mặt ruộng; các công nghệ chống thất thoát mặt ruộng (thất thoát giữa các ruộng, thất thoát giữa ruộng với kênh tiêu,vv...); công nghệ điều khiển trung tâm hệ thống tưới; công nghệ kiểm soát mực nước tưới,vv...Cuốn sách làm tài liệu chuyên khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý, tài liệu đào tạo đại học và trên đại học.
15598
Giải pháp hữu ích đã đưa ra về hiệu quả khi áp dụng: + Giảm lượng nước tưới: Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa vùng Đồng bằng sông Hồng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính có tổng lượng nước tưới vụ Xuân dao động từ 3100 ÷3900 m3/ha được tổng hợp giữa công thức tưới khô kiệt và khô vừa cho năng suất, lượng nước tưới cũng như phát thải khí nhà kính tối ưu nhất. Trong khi với kỹ thuật tưới truyền thống, lượng nước tưới vụ Xuân khoảng 7000 m3/ha. Như vậy mỗi 1 ha vụ Xuân tiết kiệm khoảng 3500 m3/ha; với toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 600.000 ha mỗi vụ thì tổng lượng nước tiết kiệm khoảng 2.100.000.000 m3; với giá nước phục vụ cho bơm tưới đến mặt ruộng khoảng 1399 đ/m3(quyết định số 1050 a/QĐ-BTC, ngày 30/6/2018 của Bộ Tài Chính về giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018÷2020) thì lượng nước tiết kiệm được khoảng 2.938 tỷ đồng mỗi vụ Xuân hàng năm. + Giảm lượng phát thải khí nhà kính: Lượng phát thải khí nhà kính trong vùng đồng bằng sông Hồng vụ Xuân khoảng 8,4 tấn CO2/ha, tương đương cả vùng khoảng 5,037 triệu tấn CO2. Vụ Mùa khoảng 18,1 tấn CO2/ha, tương đương 11,28 triệu tấn CO2. Khi áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, lượng phí nhà kính giảm được khoảng 40,31% vụ Xuân và 25,37% vụ Mùa, tương đương khoảng 4,89 triệu tấn CO2 cả năm; với giá mỗi tấn CO2 phát thải khoảng 100.000 đ thì mỗi vụ Xuân hàng năm tiết kiệm được khoảng 300,67 tỷ đồng. Địa chỉ ứng dụng: Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hứng Yên là địa chỉ ứng dụng đầug tiên, ngoài ra còn nhiều địa phương khác đã áp dụng quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy lợi; Nông nghiệp; Lúa; Sản xuất; Giảm phát thải khí nhà kính; Công nghệ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN, Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

02 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được chấp nhận đơn hợp lệ. (1) Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa vụ Xuân vùng đồng bằng sông Hồng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính. Được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng số 2348 theo quyết định số 6153w/QĐ-SHTT, ngày 27/5/2020. Nội dung của quy trình đưa ra lượng nước, mực nước cho từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ Xuân. Hiệu quả đạt được khi áp dụng quy trình cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng là tiết kiệm được từ 40÷50% lượng nước tưới so với kỹ thuật tưới truyền thống; khoảng 3,87 triệu m3 nước; Tiết kiệm 25÷48% lượng phát thải khí nhà kính, tương đương cả vùng khoảng 5,037 triệu tấn CO2. (2) Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa vụ Mùa vùng đồng bằng sông Hồng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính; được Cục sở hữu trí tuệ -Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2348 theo quyết định số 6152w/QĐ-SHTT, ngày 27/5/2020. Nội dung của quy trình đưa ra lượng nước, mực nước cho từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ Mùa. Hiệu quả đạt được khi áp dụng quy trình cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng là tiết kiệm được từ 30÷50% lượng nước tưới so với kỹ thuật tưới truyền thống; khoảng 1,77 triệu m3 nước; Tiết kiệm 25÷40% lượng phát thải khí nhà kính, tương đương cả vùng khoảng 2,863 triệu tấn CO2.

Trong nước: Nghiên cứu sinh: 01, thạc sỹ: 03 Nhật Bản: Tiến sĩ: 01, thạc sỹ: 02