- Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thanh long ở các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu tạo giống gốc để sản xuất vắc-xin cúm A/H5N1
- Nghiên cứu giá trị của HS-Troponin T trong tiên lượng một số biến chứng ở bệnh nhân phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot
- Giải mã và khai thác đa dạng di truyền nguồn gen lúa bản địa của Việt Nam phục vụ các chương trình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý hoạt động của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất phụ gia đa năng nhằm tiết kiệm năng lượng trên cơ sở các hợp chất có chỉ số khúc xạ mol cao qui mô 5000 lít/năm
- Nghiên cứu chế tạo màng lọc hiệu năng cao bằng phương pháp trùng hợp ghép bề mặt ứng dụng trong siêu lọc và lọc nano
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu của tân sinh viên năm học 2021-2022
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công của Bưu điện Việt Nam
- Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm trong thời đại số ở Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
BĐKH.48
2016-02-075
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ổn định và liên kết các giồng cát ven biển tại các tỉnh Trung Bộ để tạo thành đê biển tự nhiên nhằm giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Lê Ngọc Cương
ThS. Trần Thị Lợi, PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh, TS. Phạm Minh Cương, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, GS.Vương Văn Quỳnh, ThS. Trịnh Ngọc Trung, TS. Nguyễn Tân Vương, ThS. Nguyễn Hoàng Hanh, ThS. Kiều Văn Hồng
Kỹ thuật thuỷ lợi
01/2014
12/2015
24/12/2015
2016-02-075
Các kết quả nghiên cứu rất cần cho các nhà quản lý trong việc hệ thống hóa giồng cát, thực hiện vai trò nhiệm vụ là một tuyến đê biển tự nhiên với kinh phí đầu tư thấp hơn nhiều so với xây dựng tuyến đê biển. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu này còn rất cần cho các doanh nghiệp đầu tư, các dự án phát triển kinh tế xã hội, dự án bảo vệ môi trường tại khu vực cồn cát ven biển có được những dữ liệu về tài nguyên, môi trường, hiện trạng hoạt động kinh tế xã hội, hiện trạng cồn cát làm cơ sở cho việc xây dựng luận chứng tiền khả thi cho các dự án đầu tư. Kết quả nghiên cứu của đề tài về giải pháp ổn định và liên kết các giồng cát ven biển tại các tỉnh Trung Bộ đã được ứng dụng thực tiễn và xây dựng được 300m cồn cát ven biển Cát Tiến, Phù Cát, Bình Định thành tuyến đê biển tự nhiên với khả năng bảo vệ cao và cồn cát đã tăng được ổn định và không còn hiện tượng cát bay, cát nhảy.
1. Ý nghĩa đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường: Đề tài đã nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tổng hợp và tiên tiến về Nông - Lâm nghiệp - Thủy lợi nhằm đề xuất các qui trình công nghệ ổn định và liên kết các cồn cát tạo thành hệ thống đê biển tự nhiên, nên có cơ sở khoa học và thực tiễn để đảm bảo tính khả thi trong ứng dụng thực tế. Công nghệ ổn định và liên kết các cồn cát sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương (tre, gỗ….), nguồn sản xuất cây giống tại chỗ nên giá thành thấp, có khả năng cạnh tranh cao. Kết quả của đề tài thiết thực phục vụ cho công tác quản lý môi trường, phát triển bền vững kinh tế xã hội; giúp các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức đầu tư, khai thác sử dụng tài nguyên và môi trường khu vực giồng cát ven biển Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được một hệ sinh thái bền vững trên các giồng cát ven biển, tạo môi trường cảnh quan môi trường cảnh quan thiên nhiên, phục vụ công tác du lịch. Góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, kinh tế vùng ven biển và cải thiện môi trường sinh thái ven biển, tăng khả năng phát triển du lịch sinh thái, phát triển kinh tế của địa phương ven biển, tăng việc làm và thu nhập cho người dân, đảm bảo ổn định xã hội. 2. Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài lần đầu cung cấp các dẫn liệu khoa học đầy đủ và có hệ thống để đánh giá cồn cát ven biển miền Trung với vai trò như một đê biển, cũng như tính toán được khả năng bảo vệ dân sinh, kinh tế, xã hội của cồn cát ven biển Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại nhiều lợi ích cho các ngành khoa học có liên quan như: Lâm nghiệp, Thủy lợi. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được công nghệ ổn định và liên kết các cồn cát ven biển thành dải đê tự nhiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu ứng dụng; Công nghệ; Liên kết; Giồng cát ven biển; Đê biển; Mực nước biển dâng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
Đã nộp 01 đơn yêu cầu bảo hộ về Bẫy cát bằng cọc gỗ.
01 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ, 02 Sinh viên.