- Đánh giá tác động của thủy sinh vật ngoại lai đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân trong các khu công nghiệp khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập tại trường THPT Lương Thế Vinh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu nguyên nhân làm suy giảm rừng ngập mặn và các giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
- Một số mở rộng của bổ đề Farkas với các áp dụng vào lý thuyết tối ưu
- Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
- Sự điều chỉnh chiến lược của một số nước lớn đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và những tác động đến Việt Nam
- Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí hiệu suất cao trên cơ sở vật liệu nanocomposit cho thiết bị quan trắc không khí tự động
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống khắc phục nhanh sự cố tăng/giảm điện áp ngắn hạn cho phụ tải
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
NĐT 31.JPA/17
2021-53-038/KQNC
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình hóa trong công nghệ xử lý yếm khí nước thải giàu hữu cơ vào thực tiễn Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
Chương trình khoa học và công nghệ theo Nghị định thư
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải; TS. Ngô Vân Anh; ThS. Nguyễn Trường Quân; TS. Nguyễn Trọng Hiếu; TS. Nguyễn Hữu Huấn; TS. Lê Thị Hoàng Oanh; TS. Bùi Thanh Tú; TS. Trần Thị Hiền Hoa; ThS. Lưu Minh Loan; TS. Phạm Anh Hùng; TS. Trần Văn Sơn; PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải; TS. Phan Đỗ Hùng; TS. Trần Thị Thu Lan; ThS. Cái Anh Tú; PGS.TS. Cao Thế Hà; PGS.TS. Lê Văn Chiều; TS. Nguyễn Minh Phương; ThS. Lê Hương Giang
Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật
01/12/2017
01/12/2020
21/12/2020
2021-53-038/KQNC
20/01/2021
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
- Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ yếm khí màng vi sinh chuyển động (MBBR) (10 m3/ngày) được lắp đặt tại trang trại Trần Văn Tính, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được tiếp tục sử dụng để xử lý yếm khí nước thải chăn nuôi. Ngoài ra là địa điểm thăm quan, thực tập thực tế của sinh viên khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi: COD đạt hiệu quả ~ 80%; TSS ~ 77%. Lưu lượng khí hình thành 9-25 L/ngày theo tải trọng hữu cơ (6- 15 g/L.ngày) Thể tích khí biogas trung bình đạt 13,7 L/ngày với tải trọng 10 g/L.ngày, CH4 đạt 77-80 %. Đáp ứng yêu của của bước xử lý tiếp theo để đạt QCVN 62:2016/BTNMT, cột B đối với nước thải chăn nuôi - Phần mềm mô phỏng quá trình yếm khí xử lý nước thải chăn nuôi kèm Tài liệu hướng dẫn sử dụng: Sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụng trong nghiên cứu liên quan về ứng dụng công cụ toán trong công nghệ môi trường góp phần nâng cao khả năng vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các đơn vị/cá nhân liên quan; lồng ghép vào tài liệu giảng dạy cho môn học về mô hình hóa trong công nghệ môi trường (Thử nghiệm). Phần mềm mô phỏng và tài liệu hướng dẫn sử dụng được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng thử nghiệm tại Khoa Môi trường, Trường Đại học KHTN, ĐHQGHN; Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Công ty cổ phần Liên minh Xây dựng và Môi trường.
- Đã xây dựng được bộ số liệu thông tin đầy đủ về hiện trạng các dòng nước thải chăn nuôi lợn, hiện trạng công nghệ xử lý yếm khí áp dụng trong xử lý nước thải - Đã nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuoi lợn bằng công nghệ yếm khí với hệ màng vi sinh cố định và chuyển động (FBBR và MBBR) ở quy mô pòng thí nghiệm với việc phân tích các thông số nhiệt động học của quá trình phục vụ xây dựng phần mềm mô phỏng - Đã xây dựng được hệ thống MBBR quy mô pilot (10 m3/ngày) xử lý yếm khí nước thải chăn nuôi có tải trọng hữu cơ cao (BOD > 4000 mg/1, 5-15g/L.ngày) kết hợp thu hồi năng lượng (khí metan). Hiệu quả giảm COD sau hệ yếm khí đạt 70- 85% đáp ứng yêu cầu để xử lý hiếu khí/hóa lý tiếp theo để phù hợp với QC hiện hành (QCVN 62-MT/2016-BTNMT, B). Hiệu suất sinh khí đạt trung bình 0,28-0,30 lít biogas/gCOD đầu vào (% CH4 đạt 65-70%)
- Đã xây dựng được phần mềm mô phỏng quá trình xử lý yếm khí nước thải chăn nuôi lợn dựa trên quá trình nhiệt động học để phục vụ cho thiết kế mới hay cải tạo hệ thống hiện có. Phân mềm này giúp nghiên cứu thay đổi các quá trình công nghệ, các giải pháp kiểm soát, mô phỏng và dự đoán hoạt động của hệ thống xử lý nước thải ở các điều kiện ổn dịnh (steady-state) và động học (dynamic). Sau khi chạy mô phỏng phần mềm sẽ đưa ra các thông số động học phù hợp giúp cho việc dự đoán hoạt động của hệ xử lý thay thế hay giảm thời gian nghiên cứu thực nghiệm. Từ đó giảm được chi phí cho việc vận hành hệ thống, chi phí phân tích nước đầu vào và đầu ra, tiết kiệm tài nguyên.
Nước thải; Nước thải giàu hữu cơ; Công nghệ; Xử lý yếm khí; Thiết kế; Hệ thống xử lý
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 4
Không
01 NCS và 03 ThS