Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-02-258

Nghiên cứu Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp hạn chế sự lây lan

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ThS. Cao Thành Trung

Bệnh học thuỷ sản

02/10/2014

2015-02-258

Trình tự bộ gen IHHNV type lây nhiễm được phân lập và công bố trên ngân hàng gen quốc tế (NCBI). Từ kết quả này, đề tài đã thiết lập và phát triển quy trình multplex PCR để phát hiện IHHNV type lây nhiễm trên tôm sú nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Quy trình khuếch đại cùng một lúc 2 vùng của bộ gen IHHNV có ít nhất 2 sản phẩm. Một vùng có kích thước là 997 bp từ vị trí 622-1618 nt và vùng có 2 kích thước là 309 bp từ vị trí 1936-2244 nt của bộ gen IHHNV type lây nhiễm thật. Trong trường hợp nếu mật độ virus nhiễm cao, phản ứng Multplex PCR có một sản phẩm có kích thước khoảng 1623 bp từ vị trí 622-2244. Như vậy quy trình Multiplex này có thể khuếch đại gần 2/3 trình tự bộ gen của IHHNV type lây nhiễm. Vì vậy, quy trình multiplex PCR có thể phân biệt và đặc hiệu cho IHHNV type lây nhiễm và IHHNV chèn vào gen tôm. Độ nhạy của quy trình phát hiện cho 75 copy DNA của IHHNV type lây nhiễm trong một phản ứng. Quy trình này đã chuyển giao cho chi cục thủy sản Bạc Liêu và Kiên Giang. Đề tài đã phân lập được 8 bộ gen IHHNV type lây nhiễm và 25 trình tự đoạn gen của IHHNV type chèn vao bộ gen tôm nuôi. Đã công bố được 2 bộ gen type lây nhiễm IHHNV có mã số JX840067 và KC513422. Từ trình tự này, cho thấy tôm sú nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã xuất hiện IHHNV type lây nhiễm (1, 2), type 3A. Đồng thời cũng, xác định được chủng IHHNV có sự đột biến về trình tự bộ gen của chúng.
11138
+ Hiệu quả kinh tế, tác động kinh tế-xã hội, môi trường: Nghiên cứu này là cơ hội tiếp cận một cách khoa học về sự tồn tại của IHHNV cũng như giúp cho đơn vị nghiên cứu tiếp cận lĩnh vực sinh học phân tử cụ thể là kinh nghiệm giải trình tự và phân tích mối quan hệ di truyền trên cơ sở trình tự vật liệu di truyền. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho công tác quản lý hạn chế sự bùng phát và lây lan IHHNV trên tôm sú nuôi. Việc phân tích trình tự vật liệu di truyền các chủng IHHNV cho phép lựa chọ được phương pháp chẩn đoán thích hợp, phát hiện chính xác chủng IHHNV gây nguy hại đến sức khỏe tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra một quy trình chẩn đoán IHHNV type lây nhiễm với độ đặc hiệu cao và nhạy giúp người nuôi tôm kiểm soát được tôm nuôi không mang mầm bệnh, tăng năng xuất và mang lại lợi nhuận cho người dân. Áp dụng những hiều biết về sự truyền lan giữa quần đàn cùng loài, khác loài và cấu trúc di truyền các chủng IHHNV sẽ giúp tầm soát và kiểm soát chặt chẽ IHHNV trên hệ thống tôm nuôi, từ đó làm giảm thiệt hại từ sự truyền lan virus này cho người nuôi tôm tại nước ta.

Tôm sú;Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô;IHHNV;Virus gây bệnh;PstDNV;Nghiên cứu;Điều trị;Hạn chế lây lan;Penaeus monodon

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

1 thạc sĩ, 2 cử nhân