- Nghiên cứu chế tạo nanobiosensor xác định dư lượng chất tăng trọng clenbuterol trong vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi trên cơ sở hiệu ứng truyền năng lượng cộng hưởng huỳnh quang
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao của thành phố Hải Phòng trong điều kiện hội nhập quốc tế đến năm 2020
- Xây dựng mô hình phát triển giống cam voi bản địa trên địa bàn Tuyên Hóa
- Thiết kế chế tạo và triển khai thực nghiệm anten thẩm mỹ (ngụy trang) cho trạm gốc BTS trong hệ thống thông tin di động 2G và 3G trên địa bàn Hà Nội
- Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá khả năng chịu lực của cấu kiện kính xây dựng
- Phát triển thủy điện tại Lào và tác động đến Việt Nam
- Nghiên cứu chế tạo màng mỏng polylactide bền nhiệt theo phương pháp layer-by-layer ứng dụng trong quang học
- Nghiên cứu chuyển pha trong một số hệ spin có cạnh tranh tương tác
- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus 1758) tại Khánh Hòa
- Đánh giá thực trạng môi trường đất và phân vùng thích nghi nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo hướng biến đổi khí hậu và nước biển dâng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-61/15
2019-02-761/KQNC
Nghiên cứu đề xuất các mô hình giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước karst phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các vùng núi cao khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Đỗ Ngọc Ánh
ThS. Nguyễn Văn Trãi, PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm, ThS. Đào Đức Bằng, ThS. Bùi Mạnh Bằng, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, KS. Nguyễn Tuấn Anh, KS. Trần Trịnh Nghiêm, ThS. Đỗ Xuân Ninh, ThS. Đỗ Anh Đức
Kỹ thuật thuỷ lợi
01/12/2015
01/12/2018
14/05/2019
2019-02-761/KQNC
11/07/2019
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đề tài đã ứng dụng giải pháp thu gom, khai thác nguồn nước karst mạch lộ bằng hào thu nước có sử dụng băng thu nước Waterbell để thu, gom các mạch nước trong đất, đá ở vùng núi cao, khan hiếm nước (mô hình khai thác nguồn nước karst mạch lộ) để cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó đề tài dùng tấm Pin năng lượng mặt trời để chạy máy bơm hút nước từ lỗ khoan giúp tiết kiệm kinh phí, giúp người dân giảm kinh phí khi dùng nước. Đặc biệt giải pháp này rất tốt cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi mà nguồn điện lưới chưa có (mô hình khai thác nguồn nước karst ngầm).
Để các mô hình công nghệ bền vững đề tài đã đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn nước karst ngầm.
Đề tài không áp dụng chuyển giao công nghệ.
1/ Hiệu quả kinh tế của đề tài
Tạo nguồn nước sạch, nước đảm bảo vệ sinh phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Giúp cho nhân dân địa phương giải quyết một phần khó khăn về nước ăn uống, sinh hoạt.
2/ Ý nghĩa khoa học của đề tài
a. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ trong nước kết quả đề tài sẽ đưa trình độ của các cán bộ Việt Nam lên ngang tầm các nước trong khu vực.
- Hệ phương pháp công nghệ hiện đại trong công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước ngầm vùng karst.
- Bộ cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước ngầm karst khu vực Bắc Bộ - Việt Nam.
- Các mô hình phân tích, tính toán trữ lượng nước ngầm karst.
- Các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngầm vùng karst.
- Mô hình thí điểm khai thác sử dụng nguồn nước karst phục vụ sinh hoạt.
b. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Sẽ giúp cho địa phương giải quyết một phần khó khăn về cấp nước
- Sẽ tăng hiệu quả sử dụng công trình khai thác nước tại các vùng Karst khi áp dụng tổ hợp các phương pháp đề tài đã thực hiện đối với các cơ sở áp dụng kết quả của đề tài.
- Đối với cơ sở thực hiện Đề tài nâng cao năng lực chuyên môn và tổ chức NCKH học cho các cán bộ tham gia đề tài và góp phần đào tạo cán bộ khoa học (thạc sĩ, tiến sĩ).
c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Như đã trình bày, nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm trong thành tạo karst khá phong phú. Hiện nay, nhiều thành phố lớn và nhiều khu tập trung dân cư của nước ta đã, đang và sẽ khai thác nước ngầm trong các thành tạo karst này. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng karst còn nhiều bất cập và chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy để kết quả nghiên cứu của Đề tài giúp đưa ra hệ phương pháp tìm kiếm, khai thác, sử dụng nước ngầm trong các thành tạo karst, mô hình và công khai thác và bảo vệ có hiệu quả hơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những vùng khan hiếm nước ở miền núi.
- Giúp chính quyền địa phương biết được tiềm năng nguồn nước karst của địa phương, từ đó địa phương có kế hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước karst.
- Nhân rộng các mô hình, giải pháp của đề tài ra các tỉnh khác trên toàn quốc.
Nguồn nước karst; Công nghệ khai thác; Phát triển bền vững; Nước sinh hoạt
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
02 thạc sỹ và 01 tiến sỹ.