Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xác định thành phần loại sâu đục trái mới gây hại trên chôm chôm và biện pháp quản lý hiệu quả an toàn tại Cai Lậy - Tiền Giang

Viện cây ăn quả Miền Nam

UBND Tỉnh Tiền Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Trần Thị Mỹ Hạnh

Khoa học nông nghiệp

02/02/2018

- Đề tài đã xác định được loài sâu gây hại mới trên chôm chôm là Tirathaha sp.. hiểu rõ về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và cách gây hại. Đồng thời ghi nhận trên chôm chôm có 5 loài sâu đục trái gây hại khác nhau. - Đề tài đã xây dựng được 01 quy trình "Quản lý tổng hợp sâu đục trái gây hại trên chôm chôm" được Chi cục Trồng trọt và BVTV Tiền Giang ứng dụng để chuyển giao đến tất cả các hộ nông dân canh tác cây chôm chôm trên địa bàn huyện Cai Lậy. - Đã xây dựng 01 mô hình trình diễn (0,6 ha) tại xã Tân Phong với đầy đủ các biện pháp quản lý tổng hợp được chuyển giao cho UBND xã Tân Phong và cán bộ Nông nghiệp xã quản lý, chuyển giao đến với bà con nông dân trong xã, đến tham quan, học hỏi và áp dụng vào sản xuất chôm chôm. - Từ những kết quả trên của đề tài, Sở Kho học và Công nghệ Tiền Giang đã đồng ý cho thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình quản lý tổng hợp sâu đục trái chôm chôm tại Cai Lậy - Tiền Giang" năm 2021-2023 với quy mô 3 ha và tổ chức 05 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật quản lý sâu đục trái chôm chôm đến với các cán bộ nông nghiệp xã và bà con nông dân canh tác trên địa bàn xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. ngoài ra, kết quả đã được nhiều nhà vườn trồng chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (khoảng 25 ha) áp dụng quy trình này vào quản lý sâu đục trái gây hại trên chôm chôm, kết quả phòng trừ hiệu quả cao, sản phẩm an toàn, không để lại dư lượng thuốc BVTV.
- Quy trình quản lý sâu đục trái chôm chôm đã giúp bà con nông dân quản lý hiệu quả trên 80% tỷ lệ gây hại của sâu đục trái chôm chôm tại xã Tân Phong, Cai Lậy, Tiền Giang. - Thông qua các giải pháp quản lý như sử dụng túi bao trái, bẫy đèn, sử dụng các chế phẩm, thuốc trừ sâu sinh học đã giúp bà con nông dân thay đổi được nhận thức và hạn chế được số lần phun thuốc BVTV (giảm 2-3 lần phun) và sử dụng thuốc nhóm độc III ít độc hơn so với đối chứng nông dân sử dụng các loại thuốc hóa học với độ độc rất cao, góp phần nâng tầm chát lượng trái chôm chôm, sản phầm không để lại dư lượng thuốc, đảm bảo sức khỏe cho nhà vườn và cho người tiêu dùng. - Về mặt hiệu quả kinh tế: lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận ở lô thí nghiệm cao hơn so với đối chứng, lợi nhuận của lô thí nghiệm là 38,3 triệu đồng và lô đối chứng là 36,7 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận của lô thí nghiệm cao hơn 0,6 lần so với lô đối chứng. - Thay đổi nhận thức của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV trên vườn, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo được niềm tin của nông dân với cây chôm chôm, giữ vững được diện tích cũng như thương hiệu cây chôm chôm Tân Phong đã được biết đến từ rất lâu.

sâu đục trái; chôm chôm

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Các nội dung nghiên cứu trong đề tài đã góp phần đào tạo 03 kỹ sư chuyên ngành Bảo vệ thực vật thuộc trường ĐH Nông Lâm TP.HCM