liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08/16-20

2021-04-1367/KQNC

Nghiên cứu xây dựng giải pháp ứng phó trường hợp xả lũ khẩn cấp lũ cực lớn lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng sông Thái Bình

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Trần Quốc Thưởng

TS. Nguyễn Đăng Giáp; PGS. TS. Lê Văn Nghị; PGS. TS. Phạm Thị Hương Lan; ThS. Đỗ Huy Phương; TS. Lương Hữu Dũng; ThS. Nguyễn Đức Diện; TS. Đỗ Hoài Nam; ThS. Lê Thế Cường; ThS. Nguyễn Quốc Hiệp; ThS. Đào Anh Tuấn; ThS. Lê Văn Thìn; PGS. TS. Nguyễn Quang Hùng; ThS. Đỗ Khắc Hải

Kỹ thuật thuỷ lợi

09/2017

12/2020

29/04/2021

2021-04-1367/KQNC

09/08/2021

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Kết quả nghiên cứu của đề tài không phải là hàng hóa mang tính chất thương mại, nhưng giá trị của sản phẩm có hiệu quả rất lớn góp phần nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống xả lũ lớn, xả lũ khẩn cấp, vỡ đập và giảm thiểu thiệt hại đối với kinh tế, xã hội cho vùng hạ du sông Hồng, sông Thái Bình. Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được chuyển giao cho các cơ quan chức năng của Bộ, Ngành, Địa phương giúp cho hoạch định các chính sách, chiến lược tổng thể trong đảm bảo an ninh, ổn định xã hội đó là đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa thượng nguồn, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều và dân cư vùng hạ du lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội – Nơi là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao và an ninh quốc phòng của cả nước từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm khác của nền kinh tế. Sản phẩm về bộ bản đồ nguy cơ ngập lụt, bản đồ ngập lụt, bản đồ sơ tán theo các kịch bản tính toán sẽ hỗ trợ cơ quan quản lý chủ động trong ứng phó với các tình huống xả lũ có thể xảy ra trong tương lai. - Các giải pháp khoa học, công nghệ của đề tài có thể áp dụng để giảm nhẹ thiệt hại do xả lũ lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, từ đó nâng cao năng lực phòng chống lũ cho vùng hạ du các hồ chứa thượng nguồn lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình. Một số giải pháp điển hình như sau: + Giải pháp hỗ trợ vận hành xả lũ trong tình huống khẩn cấp. + Giải pháp hỗ trợ ra quyết định phân lũ chủ động. + Giải pháp cảnh báo lũ, ngập lụt trực tuyến. + Giải pháp phòng chống lũ cho các khu vực trọng điểm, khu vực đô thị. + Giải pháp truyền tin, cảnh báo đến cộng đồng. + Giải pháp ứng phó với sự cố đê điều tại trọng điểm. - Góp phần nâng cao nhận thức về lũ, lũ lớn, xả lũ khẩn cấp, vỡ đập và hiểu biết về ứng phó với lũ ở vùng hạ du, hoàn thiện các phương pháp, công cụ tính toán thủy văn, thủy lực để tính toán, mô phỏng lũ, diễn biến ngập lũ cho các tình huống xả lũ bình thường, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập. Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình để ứng phó với các trường hợp xả lũ, vỡ đập, vỡ đê cho vùng hạ du, từ đó có thể nhân rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho các lưu vực sông khác của Việt Nam.
19628
- Đề tài đã thiết lập bộ công cụ mô hình toán thủy lực 1-2 chiều kết hợp phần trong phạm vi 2 đê và phần ngoài phạm vi 2 đê. Bộ công cụ mô hình thủy lực được cập nhật mới các mặt cắt đo đạc bổ sung năm 2018, hiệu chỉnh, kiểm định lại mô hình thủy lực 1 chiều trong sông với các trận lũ điển hình, đồng thời thiết lập mới mô hình thủy lực 2 chiều và kết nối mô hình thủy lực 1 chiều và mô hình thủy lực 2 chiều thành một bộ công cụ thống nhất để tính toán, mô phỏng và xây dựng bản đồ ngập lụt cho vùng hạ du lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình cho 31 kịch bản xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp, vỡ đập và tính toán các kịch bản sử dụng dung tích hồ chứa thượng nguồn Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Sơn La để cắt, giảm lũ cho hạ du trong trường hợp xuất hiện sự cố đê điều khu vực nội thành Hà Nội tại Liên Mạc. - Đề tài tiến hành mô phỏng, đánh giá khả năng thoát lũ thực tế của lòng dẫn sông Hồng, sông Thái Bình. Kết quả tính toán, mô phỏng cho thấy tác dụng to lớn của hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông trong cắt giảm lũ xuống hạ du đối với 31 kịch bản thuộc nhóm kịch bản xả lũ cực lớn, nhóm kịch bản xả lũ khẩn cấp và nhóm kịch bản xả lũ do vỡ đập. Theo từng nhóm kịch bản, đề tài xác định được lưu lượng, mực nước lớn nhất dọc tuyến đê hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, từ đó xác định được năng lực thoát lũ của lòng dẫn, đánh giá được mức độ an toàn của đê điều trên cơ sở mực nước dọc sông, xác định được các vị trí, khu vực có nguy cơ mất an toàn đê, có khả năng nước tràn qua đê. Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động khi đưa ra các quyết định vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng phù hợp. - Đề tài đã mô phỏng lũ, phân vùng nguy cơ ngập lụt, đánh giá tác động của lũ, ngập lụt đến các đối tượng ở hạ du như diện tích, số dân ảnh hưởng, số km đường giao thông và cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do ngập lụt đã cho thấy vùng hạ du chịu tác động rất lớn, thiệt hại chưa thể đo lường hết được khi các hồ chứa thượng nguồn xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập. Trong đó, tác động do vận hành xả lũ hay vỡ đập của hồ Hòa Bình là lớn nhất đến vùng hạ du, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. - Đề tài tiến hành đánh giá hiện trạng các phương án, kế hoạch ứng phó với lũ được địa phương xây dựng, phân tích những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại và tổng hợp, phân tích năng lực ứng phó với tình huống xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp, vỡ đập hồ chứa thượng nguồn sông Hồng của các địa phương. Từ đó xây dựng phương án, kết hoạch ứng phó với lũ phù hợp với qui định hiện hành theo cấp độ rủi ro thiên tai được ban hành theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đề tài đạt được những ý nghĩa khoa học như sau: - Xác định phương pháp phân vùng nguy cơ ngập lụt phù hợp đối với các đối tượng bị tác động (người, phương tiện giao thông và hạ tầng cơ sở) ở hạ du đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình. - Xây dựng bộ bản đồ đẳng trị thời gian lan truyền lũ (thời gian lũ bắt đầu tác động đến các khu vực cụ thể) ở vùng hạ du hồ chứa tương ứng với 31 kịch bản. - Bộ bản đồ ngập lụt tương ứng các tình huống xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập cho 31 kịch bản. - Bộ bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt trong các tình huống xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập cho 31 kịch bản. - Bộ bản đồ phương án, kế hoạch ứng phó tương ứng với các nhóm kịch bản xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập. - Giải pháp vận hành hồ chứa trong tình huống khần cấp cho hồ Tuyên Quang. - Giải pháp hỗ trợ ra quyết định phân lũ chủ động trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình tình huống khẩn cấp bằng bộ công cụ FloodFill. - Giải pháp sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để cắt, giảm lũ cho hạ du khi có sự cố nghiêm trọng về đê điều ở hạ du (tính toán cho trường hợp vỡ đê Liên Mạc). - Giải pháp xây dựng bộ công cụ hỗ trợ vận hành liên hồ chứa. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có đóng góp rất lớn vào giảm thiểu thiệt hại khi các tình huống thiên tai xảy ra trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình.

Xả lũ; Vỡ đập; Hạ du; An toàn; Công trình; Phòng chống

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đào tào 02 thạc sĩ, cung cấp số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài để hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh tiến sĩ