Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

BĐKH.21/16-20

2020-02-1321/KQNC

Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính quốc gia cho lúa và các loại cây trồng cạn chủ yếu phục vụ kiểm kê khí nhà kính và xây dựng các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành Nông nghiệp

Viện Môi trường Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS.TS. Mai Văn Trịnh

TS. Bùi Thị Phương Loan; ThS. Vũ Thị Hằng; ThS. Đinh Quang Hiếu; ThS. Lục Thị Thanh Thêm; CN. Phạm Thị Minh Ngọc; KS. Quách Tất Quang; TS. Hồ Huy Cường; TS. Dương Hoàng Sơn; ThS. Trịnh Đức Toàn

Khoa học công nghệ trồng trọt khác

09/2017

09/2020

04/01/2021

2020-02-1321/KQNC

31/12/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Kiểm kê phát thải KNK theo Phương pháp bậc 2 là sự cải thiện đáng kể khi mỗi quốc gia và vùng có những đặc trưng riêng về khí hậu, đất đai, quản lý đất đai, hệ thống chăn nuôi khác nhau. Sử dụng HSPT theo phương pháp bậc 2 thì độ chính xác của kiểm kê KNK sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt nếu áp dụng phương pháp bậc 2 kết hợp với có một hệ thống MRV với đường cơ sở và giám sát sự giảm phát thải. Chính vì vậy kết qủa của đề tài đã giúp thống nhất hoá toàn bộ hoạt động quản lý và kỹ thuật trong hệ thống quan trắc và kiểm kê khí nhà kính, nhằm xây dựng được“Hệ thống cơ sở đặc thù cho kiểm kê khí nhà kính và phát triển hệ số phát thải Quốc gia cho lĩnh vực trồng trọt”. Cụ thể: - Xây dựng được hệ số phát thải cho lúa và một số cây trồng cạn chủ yếu trên các loại đất chính trên các vùng sinh thái nông nghiệp và của Quốc gia (sử dụng phương pháp bậc 2 cho lúa và các loại cây trồng cạn chủ yếu và cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính cho ngành trồng trọt giai đoạn 2006 đến 2016); - Xây dựng được cơ sở dữ liệu phát thải KNK cho lúa và cây trồng cạn theo các vùng sinh thái. - Các hoạt động nghiên cứu trong đề tài này giúp củng cố và hoàn thiện phương pháp trong nghiên cứu về phát thải KNK, đặc biệt là cho các cán bộ khoa học trẻ Viện Môi trường Nông nghiệp - cơ quan được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về phát thải KNK cho lĩnh vực trồng trọt trong bối cảnh biến đổi khí hậu; - Các nội dung nghiên cứu của đề tài có tính logic và hệ thống cao, với kinh nghiệm quản lý của cơ quan chủ trì và quy trình giám sát, quản lý hiệu quả, khoa học của Chương trình sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện - là một trong những khâu quan trọng nhất dẫn đến thành công trong nghiên cứu khoa học công nghệ; -Các sản phẩm khoa học của đề tài sẽ là cơ sở khoa học và nguồn số liệu quý giá cho các cơ quan quản lý kiểm kê được phát thải KNK trong lĩnh vực trồng trọt cho ngành và địa phương của mình phục vụ quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp với mục tiêu giảm thiểu BĐKH. - Sản phẩm của đề tài được Cục trồng trọt và sở nông nghiệp Nghệ An, Cần Thơ và Bình Định tiếp nhận.
18221
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu hệ số phát thải và bản đồ phát thải cho lúa và một số cây trồng cạn chủ yếu được chọn lọc, kế thừa từ các phương pháp hiện đại đang được áp dụng ở các nước phát triển và một số nghiên cứu trong nước nên có thể tiếp cận các phương pháp này để tính toán phát thải cho các cây trồng thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, kết quả của đề tài góp phần nâng cao tính chính xác trong kiểm kê KNK quốc gia cho lĩnh vực nông nghiệp, từ đó đưa ra được các giải pháp giảm thiểu, thích ứng với BĐKH cho lĩnh vực trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung. Ý nghĩa về mặt khoa học: Áp dụng các hệ số phát thải KNK phục vụ công tác kiểm kê KNK quốc gia phục vụ công tác báo cáo 2 năm 1 lần sử dụng phương pháp bậc 2 và 3 (TIER2, TIER3), các tính toán tiềm năng giảm nhẹ cho các dự án NAMA, NDC của ngành Nông nghiệp và PTNT. Ý nghĩa đối với kinh tế và xã hội, tài nguyên và môi trường - Góp phần xúc tiến các dự án giảm nhẹ BĐKH; - Phát huy được lợi thế và thế mạnh Ngành nông nghiệp trong giảm nhẹ BĐKH; Địa chỉ ứng dụng: Các cơ quan Cục Biến đổi khí hậu- Bộ TNMT, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh sẽ tiếp nhận, ứng dụng kết quả của đề tài để phục vụ xây dựng chiến lược phát triển, các biện pháp giảm phát thải KNK cho lĩnh vực trồng trọt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Được ứng dụng trong kiểm kê phát thải Mê-tan trong các lĩnh vực trồng trọt liên qua thể hiện trong kết quả nhiệm vụ: “Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng phát thải mê-tan cho năm 2020 và đề xuất Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030” do Trung tâm Ứng Phó Biến Đổi Khí Hậu - Cục Biến đổi khí hậu- Bộ TNMT chủ trì thực hiện năm 2022. Kết quả hệ số phát thải của đề tài đã được tổng hợp vào quyết định công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính của bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường số 2626/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2022. Được ứng dụng trong kết quả của nhiệm vụ: “Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia – ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất) và các đề tài/dự án khác do viện Môi trường Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp PTNT thực hiện năm 2023. Đề tài có Quyết định công nhân kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia số 232/QĐ-BTNMT ngày 4/2/2021.

Nông nghiệp; Khí nhà kính; Vùng sinh thái; Trồng trọt; Cây lúa; Hệ số phát thải

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Chưa có

Đào tạo 02 thạc sỹ Hỗ trợ đào tạo 02 Tiến sỹ