liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC-4.0/19-25

2023-10-1530/NS-KQNC

Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động phát hiện cảnh báo và ngăn chặn tấn công mạng nhằm vào các thiết bị IoT cỡ nhỏ sử dụng mạng lưới tác tử thông minh

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Bộ Thông tin và Truyền thông

Quốc gia

TS. Ngô Quốc Dũng

TS. Nguyễn Huy Trung; ThS. Lê Hải Việt; ThS. Vũ Hoài Nam; PGS.TS. Trần Quang Anh; TS. Đặng Minh Tuấn; PGS.TS. Phạm Văn Cường; PGS.TS. Trương Thu Hương; ThS. Phạm Long Âu; TS. Phạm Hùng Mạnh; ThS. Nguyễn Ngọc Quân; TS. Nguyễn Việt Hưng; TS. Nguyễn Quốc Uy; ThS. Chu Quang Ngọc; ThS. Nguyễn Chí Thành; ThS. Nguyễn Văn Thành

Khoa học máy tính

10/2020

04/2023

27/09/2023

2023-10-1530/NS-KQNC

18/10/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Nghiên cứu, làm chủ công nghệ phát triển phần sụn (firmware) của các thiết bị IoT cỡ nhỏ, từ đó phát triển bộ tác tử phần mềm thông minh có khả năng thu thập, trích lọc dữ liệu cần thiết để gửi về phân hệ xử lý tập trung đối với các thiết bị IoT cỡ nhỏ cho phép can thiệp vào phần sụn (firmware). Làm chủ công nghệ phát triển IoT Gateway an toàn, từ đó thiết kế, chế tạo tác tử phần cứng thông minh (Hardware-Agent) có khả năng thu thập, trích lọc dữ liệu cần thiết để gửi về phân hệ xử lý tập trung đối với các thiết bị IoT cỡ nhỏ không cho phép can thiệp vào phần sụn (firmware). Nghiên cứu, làm chủ công nghệ xử lý dữ liệu lớn phân tán, từ đó xây dựng và phát triển giải pháp tiền xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn phân tán nhằm tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên, nâng cao năng lực xử lý và mở rộng cho hệ thống cho mạng lưới tác tử thông minh. Làm chủ công nghệ nền tảng của trí tuệ nhân tạo (học máy, học sâu), từ đó cải tiến, phát triển giải pháp phân tích dữ liệu lớn và xử lý của tác tử thông minh dựa trên các giải thuật học máy, học sâu nhằm nâng cao khả năng phát hiện tấn công mạng nhằm vào các thiết bị IoT cỡ nhỏ; Nghiên cứu, làm chủ giải pháp tác tử thông minh giúp giám sát an ninh mạng cho hệ thống mạng các thiết bị IoT cỡ nhỏ, từ đó cải tiến, phát triển các giải pháp có khả năng tuỳ chỉnh, tương thích với các yêu cầu, đặc thù của các hệ thống mạng Việt Nam
23130
Hiệu quả kinh tế-xã hội: Đối với kinh tế xã hội, các kết quả đề tài này sẽ góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển bền vứng. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo cơ hội kinh doanh trong cung cấp các tác tử thông minh đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho thiết bị IoT cỡ nhỏ. Đối với tác động môi trường, quá trình thực hiện và kết quả đề tài không ảnh hưởng đến môi trường do nghiên cứu không sử dụng vật liệu có thể sinh ra chất thải độc hại. Các sản phẩm phần mềm được lập trình trên máy vi tính hoàn toàn là công nghệ sạch, không ảnh hưởng đến môi trường. Một số sản phẩm phần cứng, chế tạo thiết bị điện tử cũng là các công nghệ sạch, sử dụng linh kiện điện tử sạch, có kích thước nhỏ gọn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường. Kết quả đề tài sẽ trợ giúp cho công tác theo dõi, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng sử dụng các thiết bị IoT cỡ nhỏ. Điều này giúp bớt các mối nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống mạng, nâng cao vị thế của Việt Nam trong đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tiền để để xây dựng và phát triển các sản phẩm tác từ thông minh trong đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng sử dụng thiết bị IoT cỡ nhỏ mà hiện trên thế giới chưa nghiên cứu phát triển, hoặc có nghiên cứu phát triển nhưng chưa có sản phẩm thương mại. Hiệu quả khoa học công nghệ liên quan: Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đề tài có tác động và lợi ích mang lại cho ngành công nghệ thông tin, điện tử,… Đề tài sẽ công bố, xuất bản một số công trình khoa học trên các tạp chí có uy tín nằm trong danh sách tính điểm của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước và các Hội nghị khoa học quốc tế. Đồng thời, đề tài cũng góp phần đào tạo các Thạc sỹ và Nghiên cứu sinh. Nội dung học máy, học sâu trong công nghệ thông tin và xu hướng Internet vạn vật (IoT) ứng dụng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin là vấn đề khá mới tại Việt Nam. Trong phạm vi hiểu biết tốt nhất của nhóm đề tài này thì đây là ứng dụng đầu tiên kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và công nghệ vạn vật kết nối Internet để xây dựng tác tử thông minh tự động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn tấn công mạng nhằm vào các thiết bị IoT cỡ nhỏ ở Việt Nam.

Phát hiện; Cảnh báo; Ngăn chặn tấn công mạng; Thiết bị IoT

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không