
- Khai thác và phát triển nguồn gen vi sinh vật tạo hương để sản xuất một số loại nước mắm đặc sản
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo sơn chống ăn mòn chất lượng cao (tuổi thọ >15 năm) có sử dụng phụ gia nano cho các kết cấu thép trong lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng công suất 200 tấn/năm
- Nghiên cứu phát triển giải pháp công nghệ quét 3D tạo mẫu nhanh cho các mẫu sản phẩm gỗ ứng dụng cho các làng nghề truyền thống
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cho học sinh phổ thông Hải Phòng
- Nghiên cứu các quá trình quang-điện tử trong vật liệu ZnSe cấu trúc nano
- Nghiên cứu xây dựng chính sách về ngư dân ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm ở Việt Nam
- Nghiên cứu phát triển sản xuất các giống mía với quy mô công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao cho vùng mía nguyên liệu Thanh Hóa
- Nghiên cứu công nghệ chiết tách osthole từ quả Xà sàng (Cnidium monneri) làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm tăng cường sinh lí
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh giống Keo lai nuôi cấy mô tế bào KLTA3 và KL2 năng suất cao trên một số điều kiện lập địa của tỉnh Phú Thọ
- Về tính ổn định của một số lớp phương trình vi phân phiếm hàm phụ thuộc thời gian



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KQ015556
2019-60-601/KQNC
Nghiên cứu xây dựng khung chương trình và bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ
ThS. Nguyễn Văn Trúc
KS. Phú Hải Nam, CN. Lê Thị Minh Cúc, CN. Vũ Thị Nhung, ThS. Lê Toàn Thắng, ThS. Lương Tuấn Minh, CN. Trần Quốc An, ThS. Phạm Thị Hồng Hạnh, ThS. Nguyễn Phương Lan, CN. Phùng Văn Quân
Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..
01/05/2016
01/10/2017
22/11/2017
2019-60-601/KQNC
30/05/2019
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Đề tài được thực hiện giúp xác định được thực trạng phát triển thị trường công nghệ, cụ thể là đánh giá được thực trạng ứng dụng KH&CN, hoạt động liên kết giữa các bên liên quan, giữa trung ương và địa phương, giữa các chủ thể của thị trường công nghệ, nhân lực KH&CN, hoạt động cấp tín dụng từ các quỹ phát triển KH&CN, các mô hình phát triển thành công, v.v. trên cơ sở đó xây dựng bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và đề xuất giải pháp phát triển thị trường công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng KH&CN, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong xã hội.
Giai đoạn 2011-2020 đánh dấu một thời kỳ đầy thách thức cho đất nước trong phát triển kinh tế khi hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới. Nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra các mục tiêu hướng tới chất lượng (cơ cấu, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, vị thế quốc tế của nền kinh tế, v.v.). Điều này đặt ra nhu cầu phải tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của giai đoạn canh tranh với nền kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển của KH&CN trên thế giới, lựa chọn của Việt Nam trong chiến lược 2010-2020, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, một số giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng của địa phương, phát triển nguồn cung, nguồn cầu, các tổ chức trung gian kết nối cung cầu, thúc đẩy các mối liên kết của các chủ thể trên thị trường công nghệ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Với đóng góp của những cơ sở khoa học, việc thực hiện nghiên cứu đề tài sẽ góp phần phát triển, nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian, các doanh nghiệp, v.v. từ đó thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ.
Tài liệu; Kiến thức khởi sự; Đào tạo; Bồi dưỡng; Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không