
- Ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào mô hình nuôi gà đệm lót sinh học sử dụng thức ăn công nghiệp hổn hợp dạng viên ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu tác dụng kháng men acetylcholinesterase và cải thiện trí nhớ của hai dược liệu guồi đỏ (Willughbeia conchinchinensis) và chiêu liêu cườm (Xylia xylocarpa)
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm kháng khuẩn chống ung thư của một số loài thực vật chi Cơm nguội (Ardisia) và Chua ngút (Embelia) họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam
- Nghiên cứu đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên người của vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt sản xuất trên tế bào vero tại Việt Nam
- Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu trường hợp Thành phố Cần Thơ
- Nghiên cứu các đặc tính vật lý quan trọng của hệ thấp chiều tạo bởi vật liệu graphene và vật liệu tựa graphene bằng phương pháp nguyên lý ban đầu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh
- Tác động của nợ công đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vancomycin hydrochlorid công suất 1kg/mẻ
- Nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu xúc tác dị thể và vật liệu nano trong lĩnh vực lọc dầu sinh học sản xuất năng lượng mới vì sự phát triển bền vững



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.08/16-20
2021-53-843/KQNC
Nghiên cứu xây dựng mô hình công nghệ khả thi quy mô pilot để xử lý bùn thải công nghiệp giàu kim loại nặng theo hướng tận thu tài nguyên tiết kiệm năng lượng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
Chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ - phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
PGS.TS. Phạm Thị Thúy; PGS.TS. Nguyễn Thị Hà; TS. Trần Văn Sơn; TS. Nguyễn Xuân Huân; TS. Nguyễn Thị Hạnh; TS. Trần Thị Huyền Nga; TS. Lê Thị Hoàng Oanh; TS. Cái Anh Tú; GS.TS. Nguyễn Thị Huệ; PGS.TS. Phạm Đức Thắng; PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền
Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác
09/2017
12/2020
29/03/2021
2021-53-843/KQNC
06/05/2021
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Trên cơ sở nghiên cứu thu hồi tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải mạ đã mang lại ý nghĩa khoa học vể giá trị tài nguyên của chất thải. Đề tài góp phần tuần hoàn vật chất và tiết kiệm năng lượng đối với hoạt động công nghiệp trong ngành xi mạ. Đề tài cũng góp phần củng cố thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng xã hội tuần hoàn vật chất, phát triển kinh tế tuần hoàn. Sau khi kết thúc đề tài, có 02 địa chỉ ứng dụng chuyển giao sản phẩm của đề tài là: 1. Xưởng sản xuất của Viện Khoa học vật liệu tiếp nhận chuyển giao mô hình, Địa chỉ: 172 Tựu Liệt- Thanh Trì- Hà Nội. 2. Công ty Cổ phần Gốm Xây dựng Hiệp Hoà – Nhà máy gạch Tuynel Hiệp Hoà (xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang). Đề tài đã thiết kế, xây dựng mô hình pilot tận thu bùn thải sau thu hồi kim loại nặng có giá trị làm vật liệu xây dựng, công suất 10 tấn nguyên liệu/ngày tại nhà máy gạch Tuynel Hiệp Hòa của Công ty Cổ phần gốm xây dựng Hiệp Hòa tại thôn Gò Pháo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Mô hình đạt 14.000 viên gạch/mô hình (tỷ lệ phối trộn Đất sét:Than cám:Cát:Bã bùn:Tro bay=43:21:14:11:14) có cường độ chịu nén đều đạt TCVN 1450:2009 đối với gạch có mác M75. Mẫu gạch GTN9 có cường độ chịu nén lớn nhất là 15 Mpa đạt TCVN 1450:2009 đối với gạch có mác M125. Các mẫu gạch này có cường độ chịu uốn đạt TCVN 1450:2009 đối với gạch có mác cao nhất là M125. Độ hút nước của các mẫu gạch đều đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 1450:2009 đối với gạch nung
Đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xử lý bã thải mạ điện chứa niken-crom-đồng, qua đó tính toán được hiệu quả kinh tế và tiết kiệm năng lượng. Đề tài đã chứng minh luận điểm coi chất thải là tài nguyên có thể tái chế và thu hồi kim loại có giá trị hoặc sử dụng chất thải như nguồn nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng hoặc/và thu hồi kim loại. Chất thải thứ cấp sau quá trình thu hồi kim loại được sử dụng như nguồn tài nguyên góp phần giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mô hình là tạo ra được sản phẩm gọn, đồng bộ, công nghệ đơn giản dễ thao tác sử dụng và tiết kiệm năng lượng đảm bảo tính ổn định và bền vững, chất thải thứ sinh được kiểm soát, theo đó việc tái chế có thể đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn, có thể lên tới trên 70%. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng môi trường do các nguồn thải đã có thêm các công nghệ quản lý và kiểm soát ô nhiễm. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cộng đồng dân cư có thêm sự tin tưởng về giải pháp công nghệ xử lý nguồn thải giàu kim loại nặng được áp dụng.
Bùn thải công nghiệp; Kim loại nặng; Quy mô pilot; Bùn thải công nghiệp mạ điện; Công nghệ thủy luyện; Quy trình công nghệ; Xử lý bùn thải; Vật liệu xây dựng; Sản phẩm; Tiết kiệm năng lượng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 3
- Sáng chế số 28543B cấp ngày 05/5/2021, Phương pháp oxi hoá bột đồng;
- Sáng chế số 32902 cấp ngày 05/7/2022, Quy trình sản xuất gạch nung bằng cách tái chế bùn thải công nghiệp mạ điện sau thu hồi kim loại;
- Sáng chế số 34906, cấp ngày 09/02/2023, Quy trình điều chế đồng oxit từ dung dịch đồng clorua thải.
01 NCS và 04 ThS - Hỗ trợ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Hương: Nghiên cứu thu hồi tài nguyên từ một số loại bùn thải mạ giàu kim loại, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (đang thực hiện, tác giả và đồng tác giả của 02 công bố khoa học). - ThS. Nguyễn Ánh Nguyệt: Nghiên cứu xử lý thu hồi niken trong bùn thải công nghiệp, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2018. - ThS. Vũ Thị Hồng Nguyệt: Nghiên cứu đặc điểm bùn thải công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc và đề xuất giải pháp quản lý, tái sử dụng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2018. - ThS. Hoàng Đức Quyền: Nghiên cứu tận thu bã thải từ quy trình thu hồi kim loại trong bùn thải mạ điện để làm vật liệu xây dựng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2019. - ThS. Cao Thế Quân: Nghiên cứu tận dụng bùn thải mạ sau thu hồi đồng để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2020