
- Sản xuất thử các giống cẩm chướng (Hồng Ngọc Hồng Hạc) và hoa cúc (VCM2 VCM3) được tạo ra bằng đột biến in vitro
- Nghiên cứu đề xuất quy trình sàng lọc và phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ ở nhóm phụ nữ có nguy cơ cao tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
- Tổng hợp dẫn xuất benzimidazole có hoạt tính ức chế polymerase và protease ứng dụng trong điều trị Zika và viêm gan siêu vi B
- Nghiên cứu công nghệ tế bào nhiên liệu vi sinh vật (MFCs) nhằm ứng dụng xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ sulfate/sulfide
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ổn định và liên kết các giồng cát ven biển tại các tỉnh Trung Bộ để tạo thành đê biển tự nhiên nhằm giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng
- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả cao tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk và Kon Tum
- Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên HA của virus cúm A/H5N1 có tính sinh miễn dịch cao bằng phương pháp biểu hiện tạm thời trên cây thuốc lá
- Nghiên cứu chế tạo mũ chống đạn súng ngắn K54 phục vụ công tác nghiệp vụ công an Thành phố Hà Nội thay thế nhập ngoại
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội tuyền thống danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn quận Lê Chân
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình phân lập và xác định tỷ lệ độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn kị khí ở một số bệnh viện của Hà Nội



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
08/2019/KQNC
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn quy mô nông hộ tại Phú Yên
Công ty Cổ phần Bá Hải
UBND Tỉnh Phú Yên
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Trần Quang Ngọc
PGS.TS. Trần Ngọc Hải; Võ Ngọc Tĩnh; KS. Nguyễn Thị Thời; KS. Nguyễn Văn Nghĩa; KS. Đào Duy Tùng
Nuôi trồng thuỷ sản
05/2016
11/2018
29/01/2019
08/2019/KQNC
17/06/2018
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên
Tìm ra công nghệ nuôi phục vụ cho nghề nuôi trồng của dân góp phần đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản. Tạo ra quy trình công nghệ sản xuất cua lột trong bể tuần hoàn quy mô nông hộ. Tạo ra mô hình sản xuât cua lột trong hệ thông bê tuân hoàn quy mô nông hộ đạt năng suât 12- 15kg/10-15 ngày/ 10m2
Hệ thống bể tuần tuần hoàn nuôi cua lột đã được thiết kế, lắp đặt và hoạt động theo quy mô hộ gia đình với 6 bể nuôi (2,1x1,6x0,4m), trụ lọc cơ học (0,3x1,3m), trụ lọc amoni (0,3x1,3m), bể chứa nước thải (1,7x1,4x0,4m) và bể chứa nước sạch (1,7x1,4x0,4m), 600 rổ nhựa (20x16x11 cm) cùng với các thiết bị cần thiết, thả nuôi 600 con cua cùng lúc. Các yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi (DO 6,5-7,3 mg/L, TAN 0,12-0,4 mg/L, NO2-0,27-0,37 mg/L, NO3- 0,2-1,2 mg/L, pH 7,5-7,7, độ kiềm 110-113 mg/L, độ mặn 13,7-15 ‰ và nhiệt độ 27,7 – 28,4 oC) được kiểm soát chặt chẽ trong các quá trình hoạt động nuôi cua lột, ổn định và nằm trong phạm vi tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi cua. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát môi trường trong hệ thống bể tuần hoàn nuôi cua lột bao gồm: xử lý nước trước khi cấp nước,vận hành hệ thống; kỹ thuật cho cua ăn và xử lý thức ăn thừa và các biện pháp khác như sục, khí, thay nước, cung cấp lợi khuẩn và vệ sinh. Tỷ lệ sống của cua trong thí nghiệm nuôi bằng thức ăn tươi (cá liệt, cá cơm, cá trích và mực đạt 87,3-94 %, trong đóthức ăn cá liệt cho tỷ lệ sống cao nhất và cá trích đạt tỷ lệ sống thấp nhất. Tỷ lệ cua lột vỏ trong thí nghiệm thức ăn tươi đạt 74- 82 %, trong đó thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn cá trích và cao nhất ở nghiệm thức cá liệt. Các loại thức ăn tươi thí nghiệm đều thích hợp cho nuôi cua lột, nhưng tốt nhất là cá liệt. Tỷ lệ sống của cua trong thí nghiệm nuôi bằng thức ăn chế biếnđạt 88 - 95%, cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến gồm cá liệt (40%), bột ruốc (40%), phụ gia (bột mực, bột mì, gluten bột mì, leucithin, dầu cá)18% và vitamin+ khoáng 2%. Tỷ lệ cua lột vỏ trong thí nghiệm thức ăn chế biến đạt 73-87,5%, cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến gồm cá liệt (40%), bột đậu nành (40%), phụ gia (bột mực, bột mì, gluten bột mì, lecithin, dầu cá)18% và vitamin+ khoáng 2%. Các kết quả này ứng dụng vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, và không chuyển giao công nghệ. Cơ quan chủ trì hiện tại đang ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào sản xuất. Với 02 cơ sở sản xuất chính nằm tại thị xã Đông Hoà và thị xã Sông Cầu. Hiện nay, cơ quan chủ trì đã nhân rộng cho 4 hộ nuôi cua ở xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên triển khai mô hình nuôi cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn quy mô nông hộ. Bước đầu triển khai mô hình các hộ nuôi tích cực thực hiện các nội dung theo quy trình nuôi, nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao. Mỗi mô hình trang bị 10 bể composite để nuôi cua lột, nguồn cua nguyên liệu được chọn lọc từ các ao nuôi cua của các hộ nuôi. Kết quả mang lại cho thấy mức thu nhập của người dân tham gia tăng lên, có hiệu quả so với nuôi cua truyển thống.
Cua lột; Nghiên cứu; Mô hình; Nuôi cua lột; Hhệ thống bể tuần hoàn; Nông hộ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không