liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-02-173

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ThS. Hoàng Văn Duật

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

27/06/2014

2015-02-173

Đề tài đã sản xuất thức ăn dạng bột mịn và dạng viên nổi cho cá chình đạt chỉ tiêu: Đối với cá giống, protein 51,5 - 51,7%, lipid 9,6 - 9,7%, độ ẩm 10%, FCR 2,54 - 2,73, TĐTT 0,53 - 0,57 g/ngày. Đối với cá thương phẩm, protein 46,8 - 46,9%, lipid 7,6%, độ ẩm 10 -11%, FCR 2,46 - 2,57, TĐTT 2,37 - 2,70 g/ngày. Là một tiến bộ mới trong lĩnh vực chế biến thức ăn ở Việt Nam do đến nay chưa có công ty/cơ sở nào sản xuất thức ăn cho cá chình từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước có bổ sung enzym. Đề tài đã làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của cá chình. Quy trình công nghệ của đề tài có thể được chuyển giao cho các cơ sở nuôi cá chình ở quy mô trang trại, đáp ứng được nhu cầu tự cung tự cấp, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, góp phần làm giảm phụ thuộc nhập khẩu thức ăn, hạn chế sử dụng thức ăn tươi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
11053
Hiệu quả kinh tế mang lại khi sử dụng thức ăn của đề tài sản xuất: Trong nước uống, cho hiệu quả kinh tế cao: chi phí thức ăn chiếm 14,7 - 14,8% và 111,8 - 120,1 triệu đồng/tấn cá tăng trọng, thấp hơn thức ăn Trung Quốc (16,3% và 124,7 triệu đồng); lợi nhuận 588,6 - 756,6 triệu đồng/tấn sản phẩm. Trong thương phẩm, hiệu quả cao: chi phí thức ăn chiếm 31,4 - 33,1% và 108,2 - 113,1 triệu đồng/tấn cá tăng trọng, thấp hơn thức ăn Trung Quốc (136,9% và 123,7 triệu đồng); lợi nhuận168,2 - 186,3 triệu đồng/tấn sản phẩm. Nếu tổ chức sản xuất hết công suất (30 tấn sản phẩm/năm) và sử dụng thức ăn bột mịn (G-b và TP-b) để ương giống và nuôi thương phẩm (giá thương mại 44 triệu đồng/tấn) sẽ cho hiệu quả: trong ương giống tổng lợi nhuận thu được là 2,5 tỷ đồng (3,3 tấn giống) sẽ tiết kiệm so với sử dụng thức ăn Trung Quốc là 30,9 triệu đồng (9,3 triệu đồng tấn/sản phẩm). Trong nuôi thương phẩm, tổng lợi nhuận thu được là 5,6 tỷ đồng; sử dụng 73,8 tấn thức ăn, tiết kiệm so với sử dụng thức ăn Trung Quốc là 273,6 triệu đồng (12,5 triệu đồng/tấn sản phẩm). Trong điều kiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá chình, kết quả của đề tài sẽ đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao và ổn định. Tạo công việc làm jcho hàng ngàn lao động trong việc sản xuất thức ăn, kinh doanh bán hàng, tư vấn kỹ thuật công nghệ ương nuôi cá chình và công nhân ương nuôi cá chình. Sử dụng thức ăn công nghiệp sản xuất bởi công nghệ của đề tài sẽ làm giảm áp lực trong việc sử dụng thức ăn cá tạp (nếu nuôi 5.000 tấn cá chình thì số lượng cá tạp cần khoảng 50.000 tấn) sẽ có ý nghĩa rất lớn đến xã hội và môi trường. Vì sẽ giảm được khai thác cá nhỏ tự nhiên là nguyên nhân ảnh hưởng đế nguồn lợi thủy sản đồng thời hạn chế được mầm bệnh từ nguồn thức ăn tươi sống (như vi khuẩn), hạn chế được các chất thải chứa ni tơ cao (NH3-N).

Nghiên cứu; Công nghệ sản xuất; Thức ăn; Cá trình; Enzym; Nguyên liệu

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 thạc sĩ