
- Nghiên cứu đánh giá rủi ro đa thiên tai và thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp chính sách chia sẻ rủi ro thiên tai
- Nghiên cứu giải pháp phát triển cây vụ đông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở cán bộ thuộc diện Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Phú Tân quản lý
- Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học quy mô làng xã tại Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau
- Đánh giá tình trạng kháng thuốc với một số thuốc ức chế vi rút và hiệu quả điều trị của Tenofovir và Entercavir ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cho học sinh phổ thông Hải Phòng
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo ro bốt hàn ứng dụng trong công nghiệp sản xuất ô tô
- Giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Oai Hà Nội
- Xác lập vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa chủ lực dựa trên tiềm năng lợi thế của tỉnh Hà Giang
- Thể chế về đất đai trong quá trình phát triển đất nước



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTCN.12/2019
04/2022/TTPTKH&CN
Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học trong sản xuất chè an toàn tại tỉnh Thái Nguyên
Viện Khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Bùi Thị Minh Tuyết
ThS. Bùi Thị Minh Tuyết; TS. Vũ Văn Thư; TS. Hoàng Công Mệnh; PGS.TS. Hồ Quang Đức; TS. Hoàng Tuấn Hiệp; TS. Bùi Thị Ngọc Dung; ThS. Bùi Mạnh Thắng
Khoa học nông nghiệp
01/10/2019
01/10/2021
13/12/2021
04/2022/TTPTKH&CN
26/04/2022
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
Kết quả ứng dụng phân bón hữu cơ nano UPLML và chế phẩm sinh học Neem Ferno trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên); xã Phục Linh (huyện Đại Từ) và Thị trấn Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ). Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ nano UPLML và chế phẩm sinh học Neem Ferno trong sản xuất chè an toàn được đề xuất nhân rộng như sau:
- Lứa 1: Lứa chè xuân, phun 6 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 ngày.
- Lứa 2 trở đi: phun 4 lần/lứa, mỗi lần cách nhau 6-8 ngày.
- Liều lượng/ lần như sau:
+ Phun phân hữu cơ nano UPLML: 6,8g pha với 680 lít nước phun sương cho diện tích 1ha chè.
+ Phun chế phẩm sinh học Neem Ferno: Bón chế phẩm phun 1.100ml pha với 680 lít nước/1ha chè (phun cùng với phân hữu cơ nano UPLML)
- Phân hữu cơ nano UPLML thay thế được khoảng 10% phân bón gốc (năm đầu) so với sản xuất chè thông thường.
- Kinh tế: sử dụng phân bón hữu cơ nano UPLML và chế phẩm sinh học Neem Ferno đối với cây chè giúp cây trồng mạnh khỏe, tăng khả năng đề kháng cho cây đối với nấm bệnh, vi khuẩn, vi rút và điều kiện khí hậu bất lợi, có khả năng tăng năng suất cây trồng nhờ tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất của cây trồng so với phân bón thông thường, do đó mang lại nhiều giá trị kinh tế cho nông dân. Các chế phẩm nano dễ sử dụng, dễ áp dụng và rất phù hợp với những cây trồng cây thu hoạch nhiều lần/năm, mật độ thu hoạch nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn nên rất phù hợp đối với cây chè.
- Xã hội:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ UPLML nano và chế phẩm sinh học Neem Ferno đối với cây chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe nhân dân, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển thương mại và uy tín của tỉnh.
+ Người dân được sử dụng sản phẩm hữu cơ, an toàn thực phẩm.
+ Người dân được tiếp cận sử dụng phân bón thế hệ mới, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp 4.0.
-Môi trường: Sử dụng phân bón hữu cơ UPLML nano và chế phẩm sinh học Neem Ferno đối với cây chè không có tác dụng phụ, lành tính, không gây độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khi sử dụng, không phải cách ly do đó phù hợp với nhiều đối tượng cây trồng ngắn ngày, tạo ra dòng nông sản sạch, an toàn cho con người.
phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, chè
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Hiện nay một số hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang ứng dụng kết quả đề tài: sử dụng phân bón hữu cơ nano UPLML và chế phẩm sinh học Neem Ferno trong sản xuất chè như: làng nghề chè truyền thống – xóm 5, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ; HTX chè Trung du Tân Cương, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; HTX chè Nhật Thức, xã Phục Linh, huyện Đại Từ…
Nâng cao năng lực của tổ chức nghiên cứu nâng cao nhận thức, năng lực của các cán bộ tham gia. Đối với cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: kết quả của đề tài là cơ sở để cho Sở Khoa học và Công nghệ, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện các huyện, thị, cơ quan khuyến nông cơ sở đề xuất giải pháp, xây dựng cơ chế hỗ trợ và chỉ đạo phát triển sản phẩm chè đạt hiệu quả cao và bền vững.