Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-63/15

2018-02-1150/KQNC

Nghiên cứu xây dựng mô hình thu và lưu giữ nước phục vụ cấp nước sạch hiệu quả cho vùng khô hạn khan hiếm nước Ninh Thuận – Bình Thuận

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

GS.TS. Nguyễn Quốc Dũng

TS. Phan Trường Giang TS. Ngô Tuấn Tú; PGS.TS. Nguyễn Như Trung; PGS.TS. Đỗ Văn Lượng; ThS. Phan Việt Dũng; ThS. Nguyễn Đình Hải; ThS. Tô Quang Trung; ThS. Nguyễn Thị Thu Nga; TS. Vũ Bá Thao

Kỹ thuật thuỷ lợi

01/12/2015

01/05/2018

04/09/2018

2018-02-1150/KQNC

06/12/2018

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Đề tài đã điều tra, khoanh định chỉ ra các vùng có cấu trúc chứa nước (vùng cát ven biển, vùng có trầm tích cuội sỏi chứa nước, vùng có cấu trúc đá nứt nẻ có khả năng chứa nước) trong phạm vi 2 tỉnh. Ứng với mỗi cấu trúc chứa nước, đề tài đề xuất các giải pháp công trình phù hợp để lưu giữ, chống thất thoát và giải pháp khai thác kèm theo. Cụ thể, với cấu trúc đá nứt nẻ đề tài kiến nghị giải pháp bổ cập làm giàu tầng chứa nước. Với trầm tích cuội sỏi, đề tài kiến nghị làm đập ngầm để chắn giữ, làm chậm. Với vùng cát ven biển, đề tài kiến nghị áp dụng giải pháp giếng tia, giếng khơi lấy nước thành bên.

Đề tài lần đầu tiên nghiên cứu việc thu gom nước mưa, nước mặt trên sườn dốc, khe suối đưa vào lòng đất để bổ sung trữ lượng cho nước dưới đất. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo ra tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo cho những vùng khác ở Việt Nam.

Đề tài đã đề xuất sáng chế “Hệ thống thu nước mưa trên mái đồi để bổ sung nhân tạo nước dưới đất”, đã áp dụng mô hình thử nghiệm tại thôn 2, xã Mỹ Thạnh, h. Hàm Thuận Nam, t. Bình Thuận. công trình có quy mô 100m hào, thu được 0,44 lit/s (ứng với trận mưa 76mm/ngày) để đưa vào giếng bổ cập sâu 80m, khả năng hấp thụ của giếng 0,55 lít/s. Đã xây dựng thành quy trình thiết kế và thi công để có thể chuyển giao cho các công trình tương tự ở Nam Trung Bộ cũng như ở vùng khác trên đất nước.

Đề tài cũng lần đầu tiên xây dựng một đập ngầm có quy mô lớn, chiều dài gần 325m, chiều sâu đến 6 ~9m trong tầng trầm tích cuội sỏi, đá lăn. Sau khi xây dựng, chênh lệch mực nước trước và sau đập đo được từ 0,5 ~ 1,5m. Đảm bảo ổn định mực nước cho các giếng khai thác của nhà máy nước Mỹ Thạnh (công suất 80 m3/ngày) hoạt động ổn định suốt mùa khô 2018, không bị dừng 3 tháng như những năm trước đây.

Đề tài cũng đã xây dựng hướng dẫn lựa chọn công nghệ/vật liệu, định mức đơn giá sơ bộ để làm đập ngầm trong các điều kiện địa chất, địa chất thủy văn khác nhau (cát, cuội sỏi, đá lăn, đá nứt nẻ, có nước ngầm hay không có nước ngầm, chiều sâu từ 5m đến 40m,..) và các điều kiệc cụ thể để có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao (hiệu quả chắn giữ nước, giá thành hạ, thi công nhanh, thiết bị thi công thông dụng).

Hiệu quả làm chậm, chống thất thoát của đập ngầm cũng đã được đánh giá công phu, bài bản, góp phần hoàn thiện phương pháp luận khoa học trong xây dựng các đập ngầm chống thất thoát nước, làm chậm dòng chảy, nâng cao hiệu suất của các giếng khai thác nước dưới đất ven sông, phòng chống sa mạc hóa.

 

15480

- Đập ngầm theo kết quả nghiên cứu của đề tài có giá thành (tính theo m2 chắn nước) thấp bằng 25% so với đập bằng bê tông cốt thép đã làm ở Ninh Thuận.

- Mô hình đập ngầm đã làm trong đề tài đã bảo đảm cho nhà máy nước Mỹ Thạnh hoạt động đủ công suất, khắc phục tình trạng phải dừng hoạt động trong 3 tháng mùa khô như trước đây.

- Việc xây dựng các đập dâng nước ngầm, thu giữ nước ngầm và các công trình làm giảm dòng chảy mặt, tăng dòng chảy ngầm nhằm phục hồi sinh thái và phòng chống sa mạc. Khi trữ được nước thì thảm phủ được hồi phục bằng nhiều kiểu phủ xanh khác nhau. Đồng thời, khuyến khích người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên vùng đất khô hạn; từ sản xuất 01vụ/năm tăng lên 03vụ/năm, làm tăng sản lượng cây trồng và giảm nguy cơ mất mùa (vì giảm sự phụ thuộc vào chu kỳ thời tiết và biến đổi khí hậu); cải thiện an ninh lương thực, bảo vệ đất chống xói mòn, sử dụng nguồn nước tự nhiên một cách tốt nhất, đẩy mạnh việc tái trồng rừng và góp phần cải thiện chế độ thủy văn lưu vực (giảm lưu lượng đỉnh lũ, tăng dòng chảy mùa kiệt, tăng trữ lượng nước ngầm). Quan trọng hơn cả là góp phần giảm thiệt hại đến mức thấp nhất các tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

 

Lưu giữ nước; Nước sinh hoạt; Khô hạn; Khan hiếm nước; Dòng chảy

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 2

Số lượng công bố quốc tế: 3

- 01 Sáng chế và 01 Giải pháp hữu ích

 

1 Tiến sĩ; 1 Thạc sĩ.