liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-22/18

2022-02-1100/NS-KQNC

Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm - lúa vùng ven biển Tây đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Trần Việt Dũng

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, PGS.TS. Trần Chí Trung, ThS. Đặng Minh Tuyến, ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, ThS. Võ Thị Kim Dung, ThS. Bùi Văn Cường, KS. Phạm Văn Hiệp, PGS.TS. Phạm Bảo Dương, TS. Lê Văn Chính, ThS. Nguyễn Thu Thảo, ThS. Tống Đình Quyết

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

11/2018

06/2022

06/10/2022

2022-02-1100/NS-KQNC

07/11/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

i) Đề tài đã phân tích được các các mặt ưu điểm và hạn chế của các mô hình liên kết sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm-lúa theo mô hình liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với bà con nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, thông qua hợp đồng, phù hợp với chủ trương của chính phủ và môi trường văn hóa, xã hội. Phân tích về môi trường chính sách hiện nay, đề tài đề xuất các giải pháp cần ưu tiên để chủ động ứng phó với tác động của các yếu tố tự nhiên và thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất tôm-lúa hiệu quả: (i) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện, đường, thủy lợi, logistc, kho bãi,.. (ii) Phát triển tổ chức liên kết sản xuất, quản lý công trình thủy lơi nội đồng và liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm-lúa ii) Đề tài đã xây dưng 02 mô hình điểm về liên kết sản xuất, quản lý thủy lợi, liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm-lúa tại hai huyện An Biên và An Minh. Kết quả xây dựng mô hình ở huyện An Biên và An Minh cho thấy cả hai HTX đều phát triển mở rộng. Số lượng thành viên, diện tích liên kết sản xuất tôm-lúa được mở rộng. Tại Bào Trâm từ 38 thành viên lên 89 thành viên, diện tích từ 82ha lên 174ha, Doanh thu HTX tăng từ 20-25%. Tại Thanh An, từ chỗ có 13 thành viên với diện tích sản xuất tôm-lúa 16,5ha tăng lên 61 thành viên, diện tích là 140ha, Doanh thu HTX năm sau tăng 40-50% so với năm trước. Hai HTX đã tạo dựng và phát triển liên kết doanh nghiệp cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm tôm-lúa, với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và tiêu thụ lúa trên địa bàn tỉnh và vùng ĐBSCL. Tại Bào Trâm, Hợp đồng tiêu thụ lúa với Công ty Cổ phần Công nghệ cao Trung An với diện tích tiêu thụ ổn định và tăng theo thời gian, 2021 đạt diện tích 186,5ha, giá bán ổn định và cao hơn giá thị trường. Tại Thạnh An, Hợp đồng tiêu thụ lúa với Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh, diện tích hợp đồng năm 2021 đạt 350ha, giá bán ổn định và cao hơn giá thị trường. Bước đầu các HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ tôm nuôi theo hướng sinh thái với đại lý của Doanh nghiệp. Lợi nhuận sản xuất của bà con tham gia mô hình tại Bào Trâm cao hơn 22,12 % so với đối chứng, tại Thạnh An cao hơn 20,43 % so với đối chứng. Hai mô hình điểm với hiệu quả cao về tổ chức sản xuất, kinh tế và bền vững, là minh chứng về mô hình hiệu quả trong phát triển sản xuất tôm-lúa, mô hình là địa điểm để các địa phương trong vùng tham quan, học tập, rút kinh nghiệm để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản trong vùng và tại địa phương mình (iii) Đề tài đã đề xuất được các giải pháp, chính sách cần ưu tiên để chủ động ứng phó với tác động của các yếu tố tự nhiên và thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất tôm-lúa hiệu quả. Chính sách và quy trình nhân rộng mô hình do đề tài đề xuất là cơ sở đề các địa phương vùng ĐBSCL nói chung, vùng ven biển tây nói riêng xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình phát triển liên kết sản xuất, quản lý thủy lợi, liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm-lúa
21330
- Kết quả của đề tài góp phần đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển và ổn định dân cư vùng ven biển tây và ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu góp phần trang bị kiến thức giúp các hộ sản xuất tôm-lúa liên kết sản xuất, xây dựng tổ chức của nông dân để thực hiện tổ chức sản xuất theo quy trình chung, sản phẩm đồng bộ, có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Giúp tổ chức của nông dân kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tôm-lúa. Việc liên kết sản xuất, quản lý nước và liên kết tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế của người sản xuất, đóng góp vào ổn định thị trường, phát triển doanh thu doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, có tác động lớn trong ổn định xã hội vùng ven biển tây, ĐBSCL - Kết quả của đề tài góp phần phát triển, nhân rộng sản xuất tôm-lúa là sản phẩm tôm-lúa theo hướng sinh thái bền vững, góp phần giảm tác hại đến môi trường nước và các hệ sinh thái vùng ven biển tây và ĐBSCL Địa chỉ ứng dụng: - Đề tài đã xây dựng 2 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm lúa tại huyện An Biên và An Minh

Kinh tế; Mô hình; Tôm; Lúa; Tiêu thụ sản phẩm; Sản xuất

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Thạc sỹ