Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

17/ĐKKQ- TTKHCN

Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị hoặc vùng nông thôn ứng dụng công nghệ EBB cải tiến

Viện Phát triển Công nghệ và Giáo dục

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

Trần Khánh Vân

Kỹ thuật thuỷ lợi

14/07/2021

17/ĐKKQ- TTKHCN

06/12/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Đơn vị chủ trì đã hoàn thành việc xây dựng, hướng dẫn vẫn hành và bàn giao 01 mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn bằng công nghệ EBB cải tiến quy mô 300 m3/ngày – đêm tại thôn Bất Phí – xã Nhân Hòa – huyện Quế Võ – Bắc Ninh. Nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt yêu cầu ở 11 chỉ tiêu ở cột B theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. Hiệu quả xử lý trung bình của các chỉ tiêu như sau: BODs đạt 82,84 – 85,73%, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 31,59 – 38,25%, tổng chất rắn hòa tan (TDS) đạt 80,44 – 82,75%, sunfua (tính theo H2S) đạt 87,45 – 91,67%, amoni (tính theo N) đạt 87,87 – 91,41%, nitrat (tính theo N) đạt 32,54 – 37,30%, dầu mỡ động – thực vật đạt 45,14 – 77,80%, tổng các chất hoạt động bề mặt đạt 38,85 – 60,43%, phosphat (PO,3) đạt 68,75 – 86,30%, Coliform đạt 96,45 – 98,54%. Mô hình có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ của 11 chỉ tiêu theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ EBB cải tiến tại thôn Bất Phí – xã Nhân Hòa – huyện Quế Võ hiện nay đã đi vào hoạt động với công suất 300 m3/ngày đêm, đã xử lý được 60 – 70% lượng nước thải sinh hoạt của thôn. Với chi phí đầu tư xây dựng không lớn nhưng mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ EBB cải tiến trên địa bàn thôn Bất Phí bước đầu đã phát huy tác dụng. Nguồn nước sau khi được xử lý có thể sử dụng tưới các loại cây. Nước thải sau khi được xử lý có nhiều thông số đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 14:2008/BTNMT. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ mang ý nghĩa thiết thực, đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm. Trong đó, phương pháp xử Học lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học mở ra hướng tiếp cận tiềm năng đối với Bắc Ninh trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Mô hình thí điểm đáp ứng được một số tiêu chí về mặt kinh tế khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt như: Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị (tính theo suất đầu tư): chi phí xây dựng một công trình xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác. Chi phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng trên một đơn vị nước thải. Chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa (tính theo VND/m3 nước thải): chi phí vận hành hệ thống xử lý bao gồm: chi phí điện, nước, hóa chất, nhân công. Chi phí bảo trì và sửa chữa công trình là chi phí dùng cho việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống (như thay thế phụ tùng, thiết bị trong bảo trì, bảo dưỡng, thay thế màng lọc/vật liệu lọc nếu có).

Nước thải; Sinh hoạt; Khu đô thị; Nông thôn; Công nghệ EBB; Cải tiến

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đào tạo 01 Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội