liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.06.23/11-15

2016-02-1056

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực

ThS. Đoàn Văn Phụ

ThS. Nguyễn Phi Toàn, ThS. Nguyễn Như Sơn, KS. Đồng Quang Hồng, ThS. Đinh Đức Tiến, KS. Huỳnh Tấn Đạt, ThS. Lê Văn Bôn, KS. Nguyễn Trí Ái, KS. Nguyễn Thành Công, ThS. Lại Huy Toản

Quản lý và khai thác thuỷ sản

13/10/2015

2016-02-1056

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học về lý thuyết thiết kế cải tiến tàu, thiết kế ngư cụ, thiết bị khai thác nhằm hiện đại hóa công nghệ khai thác hải sản ở Việt Nam. Sản phẩm của đề tài sẽ là nền tảng cho hướng nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng công nghệ mới nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản ở vùng biển sâu của Việt Nam và vùng biển quốc tế. Gắn kết được nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất. Các thiết bị khai thác (máy tời thu dây, máy tời thu lưới, cần cẩu và tang thành cao) đều được truyền động bằng thủy lực. Đây là hệ thống truyền động đang được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các thiết bị dò cá, máy đo dòng chảy đã được ứng dụng rất hiệu quả trong các chuyến thực nghiệm trên biển. Tất cả các thiết bị này đều có ở Việt Nam, nên các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghề cá có thể lựa chọn và sử dụng cho phù hợp. Công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi đã được thiết kế theo các mô hình công nghệ khai thác cá ngừ của tàu Philippines. Do đó, công nghệ mà đề tài ứng dụng có thể tương đương với các nước trong khu vực.
12899
Việc áp dụng thành công công nghệ hiện đại vào thực tế nghề cá đã góp phần phát triển khai thác hải sản xa bờ, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nghề lưới vây mạn (công nghệ cũ), nâng cao thu nhập cho ngư dân, tăng sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế đạt được cụ thể như sau: Trong thời gian khai thác thử nghiệm bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Đông Nam Bộ, tàu thí nghiệm đã đánh bắt được 66 mẻ lưới với tổng sản lượng là 72.825,0 kg. Gồm: họ cá thu ngừ (Scombridae) đạt sản lượng là 57.080,0 kg, chiếm 78,38 % (riêng cá ngừ đánh bắt được 48.126,0 kg, chiếm 66,08% sản lượng) và một loài cá khác như: cá khế, cá trác, v.v... Trong khi đó, tàu đối chứng (là tàu khai thác cá bằng lưới vây mạn - công nghệ cũ) đã đánh bắt được 76 mẻ lưới với tổng sản lượng là 49.033,0 kg, riêng sản lượng của họ cá thu ngừ (Scombridae) là: 16.260,0 kg, chiếm 33,16 %. Năng suất khai thác trung bình của tàu thí nghiệm đạt 1.103,4 kg/mẻ, tàu đối chứng đạt 610,4 kg/mẻ. Tức là năng suất khai thác trung bình của tàu thí nghiệm cao hơn tàu đối chứng 1,7 lần. Nhờ tăng năng suất khai thác và giảm số lượng lao động nên làm tăng đáng kể năng suất lao động của nghề lưới vây đuôi. Năng suất lao động bình quân của một người trên tàu thí nghiệm đạt 65,9 kg/mẻ và tàu đối chứng đạt 28,7 kg/mẻ. Nghĩa là năng suất lao động của tàu thí nghiệm cao hơn năng suất lao động trên tàu đối chứng 2,3 lần. Việc đầu tư trang thiết bị hợp lý, phương thức khai thác phù hợp đã giảm bớt được 25 % số lượng lao động trên tàu thử nghiệm (từ 22 người xuống còn 16 người), đồng thời giảm bớt thời gian lao động và cường độ lao động cho thuyền viên; đồng thời thu nhập bình quân hàng tháng của 1 thuyền viên trên tàu thí nghiệm cao hơn tàu đối chứng (tàu lưới vây mạn) khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

Lưới vây đuôi;Tàu cá;Cá ngừ;Khai thác thủy sản;; Việt Nam

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Đã nộp hồ sơ yêu cầu bảo hộ về “Quy trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam”, cho Cục Sở hữu trí tuệ ngày 22/7/2015.

01 Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận văn