Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

BĐKH.27

2016-02-079

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Viện Môi trường Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

ThS. Bùi Thị Phương Loan

ThS. Nguyễn Thị Huệ, PGS.TS. Mai Văn Trịnh, TS. Trần Văn Thể, TS. Nguyễn Văn Thiết, TS. Vũ Dương Quỳnh, TS. Vũ Đình Tuấn, KS. Trần Vũ Nam, CN. Lê Văn Khiêm, ThS. Lục Thị Thanh Thêm

Kỹ thuật môi trường khác

29/12/2015

2016-02-079

21/01/2016

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã được thực hiện với các kết quả cụ thể như sau: - Đánh giá được hiện trạng áp dụng các quy trình kỹ thuật trong canh tác và bảo vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng (ĐBSH, ĐBSCL, BTB (Thanh Nghệ Tĩnh) Duyên hải TB) phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu (hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại, …) - Xây dựng và trình bày 37 bản đồ, trong đó: 3 bản đồ hiện trạng phân bố cây trồng dưới tác động của BĐKH ở ĐBSH, ĐBDHMT, ĐBSCL; 12 bản đồ về mức độ tổn thương đối với các cây trồng chính dưới tác động của BĐKH ở vùng ĐBSCL và ĐBDHMT, ĐBSH; 10 bản đồ hiện trạng nhu cầu sử dụng nước của các cây trồng chủ lực tại 3 vùng đồng bằng; 12 bản đồ tác động theo kịch bản nước biển dâng đến sản xuất các cây trồng chủ lực 3 vùng đồng bằng. - Xây dựng được quy trình canh tác có triển vọng cho mỗi cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc, mía…) tại mỗi vùng bảo đảm năng suất, bảo vệ đất có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BĐKH theo tiêu chí cụ thể (hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại, …) - Xây dựng và phát hành 3 cuốn sổ tay, trong đó: + Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Giấy phép xuất bản số 110/QĐ-GTVT) + Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung(Giấy phép xuất bản số 112/QĐ-GTVT) + Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (Giấy phép xuất bản số 111/QĐ-GTVT) - Xây dựng được 2 mô hình áp dụng các quy trình lựa chọn được cho mỗi cây trồng chủ lực cho mỗi vùng nghiên cứu - Phổ biến rộng rãi các quy trình canh tác và bảo vệ đất đã được xây dựng và lựa chọn nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và đảm bảo sản xuất bền vững cho 600 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông tại các vùng nghiên cứu -Việc lồng ghép biến đổi khí hậu trong xây dựng các quy trình kỹ thuật canh tác không chỉ góp phần thay đổi cách tiếp cận, tư duy trong nghiên cứu đối với cán bộ khoa học tại các đơn vị tham gia thực hiện dự án mà còn tư duy đúng về khoa học khi lồng ghép biến đổi khí hậu trong các hoạt động nghiên cứu, đặt các nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu để phát huy tính bền vững và hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật được lựa chọn. - Các hoạt động nghiên cứu trong nghiên cứu này giúp củng cố và hoàn thiện phương pháp trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại nước ta, đặc biệt là cho các cán bộ khoa học Viện Môi trường Nông nghiệp - cơ quan được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về biến đổi khí hậu; - Các nội dung nghiên cứu có tính logic và hệ thống cao, với kinh nghiệm quản lý của cơ quan chủ trì và quy trình giám sát, quản lý hiệu quả, khoa học của nghien cứu góp phần nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện - là một trong những khâu quan trọng dẫn đến thành công trong nghiên cứu khoa học công nghệ; - Các sản phẩm khoa học của đề tài là cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp, sự tham gia của các cơ quan quản lý địa phương, cơ quan khoa học, nông dân không chỉ mang lại tính thực tiễn cao mà còn duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nông - Sản phẩm của đề tài được Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Kiên Giang và Long An tiếp nhận.
11919
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực được lựa chọn và áp dụng trong các mô hình thuộc nghiên cứu không chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn làm tăng 15-20% giá trị sản phẩm thì hiệu quả kinh tế góp phẩn cải thiện thu nhập của nông dân, cải thiện điều kiện sinh kế cho nông dân tại các vùng sinh thái nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Ý nghĩa về mặt khoa học: Cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp, các ngành lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch, tính toán tiềm năng giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất nông nghiệp, Ý nghĩa đối với kinh tế và xã hội, tài nguyên và môi trường - Về mặt kinh tế: cách tiếp cận của nhiệm là phát triển các giải pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu do vậy các mô hình trình diễn về kỹ thuật góp phẩn cải thiện thu nhập của nông dân, cải thiện điều kiện sinh kế cho nông dân tại các vùng sinh thái nhạy cảm với biến đổi khí hậu. - Về mặt xã hội: nhiệm vụ nghiên cứu này góp phần vào sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ địa phương và nông dân trước vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc ra quyết định sản xuất dựa trên các điều kiện thay đổi về khí hậu sẽ phát huy tốt tính cộng đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tìm cách sống chung với biến đổi khí hậu nhằm ổn định kinh tế, chính trị xã hội nông thôn, tạo tiền đề cho sự thành công của các chương trình phát triển lớn như tam nông, nông thôn mới; - Về mặt môi trường: Các giải pháp kỹ thuật nhằm khai thác hiệu quả các vùng đồng bằng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu như ngập lụt, hạn hán, xâm lấn mặn mang lại ý nghĩa môi trường to lớn khi không những khai thác, phục hồi các vùng đất mà còn mang lại giá trị cao về sinh thái, bảo tồn đất để phát triển sản xuất. Các giải pháp kỹ thuật được định hướng nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của nông dân như chất thải hữu cơ, xác thực vật, điều kiện tưới tiêu, sử dụng hợp lý phân bón, giảm phân bón hóa học sẽ góp phần làm giảm sự gia tăng của ô nhiễm môi trường, sản xuất được các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Địa chỉ ứng dụng: Các cơ quan Cục trồng trọt, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh sẽ tiếp nhận, ứng dụng kết quả của đề tài để đưa ra các giải pháp quản lý và ứng dụng kỹ thuật canh tác hiệu quả cho lĩnh vực trồng trọt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu; Quy trình kỹ thuật; Canh tác; Bảo vệ đất; Cây trồng; Biến đổi khí hậu; Đồng bằng sông Cửu Long

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Chưa có

 Đào tạo 01 thạc sỹ  Hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sỹ