Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc bằng công nghệ xử lý sinh học kỵ khí kết hợp màng vi lọc (AnMBR)

Đại học Xây dựng

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ThS. Dương Thu Hằng và PGS. TS. Trần Thị Việt Nga

Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; các công nghệ sinh học chẩn đoán

31/12/2014

Trong mục tiêu chung của đề tài: nghiên cứu xử lý nước thải giết mổ và chế biến gia súc bằng công nghệ xử lý kỵ khí kết hợp vàng vi lọc (AnMBR), nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp và khả thi trong ứng dụng công nghệ AnMBR để xử lý nước thải của cơ sở giết mổ và chế biến thực phẩm trong điều kiện Việt Nam (điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật). Các kết quả báo cáo đánh giá hiệu quả xử lý nước thải giết mổ và chế biến gia súc và hiệu suất thu hồi khí sinh học của mô hình pilot trong điều kiện thực tế được đặt tại cơ sở giết mổ và chế biến gia súc quy mô công nghiệp, thuộc công ty cổ phần Thịnh An (xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội); đồng thời 4-thiết lập các thông số vận hành tối ưu của mô hình pilot công suất 5 m3/ngđ. Kết quả vận hành hệ thống tại hiện trường đã cho thấy: hiệu quả xử lý SS và COD đạt trên mức 88-95% và 85-90% tương ứng: chất lượng nước sau bể AnMBR về hai chỉ tiêu ô nhiễm điển hình này ổn định và chỉ tiêu SS đạt 10-28 mg/L, COD đạt 85-150 mg/L, thấp hơn mức quy định theo của cột B, QCVN 40:2011/BTNTM. Khả năng sinh khí đạt 1.38 m3 khí CH4/ngđ, tương ứng với một lượng nhiệt 43360 KJ có thể sinh ra mỗi ngày từ hệ thống pilot này. Đây là một lượng nhiệt lớn quan trọng và việc ứng dụng trực tiếp khí biogas trong nồi đun để tận dụng hơi nóng cho quá trình cạo lông, làm sạch da và giết mổ gia súc tại các lò mổ đem lại hiệu quả kinh tế cao và là một giải pháp được ưu tiên hàng đầu, bởi chi phí đầu tư cho một hệ thống cấp nhiệt và điện cho nhà máy cao hơn nhiều so với công trình bề AnMBR. Đối với mô hình PN/AX, hiệu quả xử lý amôni và tổng nitơ đạt 91,1±0,9% và 63,8±1,3%. Nước thải sau xử lý đạt giá trị cho phép theo QCVN-40:2011/BTNMT, cột B với hàm lượng NH4+-N là đạt 9,9±1,5 mg N/L mg N/L và T-N là 39,9±1,5 mg N/L mg N/L. Thực trạng vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ và chế biến gia súc tại TP Hà Nội nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung cho thấy: lượng nước thải phát sinh tại các cơ sở ngày càng gia tăng, với đặc trưng hàm lượng chất ô nhiễm cao, trong khi năng lực xử lý nước thải tại các cơ sở còn hạn chế; nhu cầu xử lý nước thải với công nghệ phù hợp và bền vững luôn là yêu cầu cấp bách với tất cả các cơ sở và các nhà quản lý. Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu trên mô hình phòng thí nghiệm và mô hình pilot trong hai năm 2013-2014, chúng tôi đã thành công bước đầu về việc ứng dụng kết hợp hệ thống pilot AnMBR-Anammox để xử lý nước thải có đặc trưng hàm lượng chất ô nhiễm cao, với yêu cầu quỹ đất nhỏ; có nhu cầu tận khí khí sinh học để sử dụng trong quá trình sản xuất, hệ thống hoạt động đơn giản và độ tin cậy cao trong điều kiện khí hậu Việt Nam, điển hình như các cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, và nhân rọng tại các cơ sở tương tự như các làng nghề chế biến thực phẩm, rượu bia, nước ngọt, sản xuất bún mỳ.
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: - Áp dụng công nghệ màng lọc sinh học trong điều kiện kỵ khí AnMBR để xử lý nước thải của cơ sở giết mổ gia súc vừa đáp ứng mục tiêu xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn xả thải, tiết kiệm năng lượng, vừa thu hồi được các khí sinh học bảo vệ môi trường và có thể sử dụng làm nguồn năng lượng phát điện hay các mục đích sử dụng khác trong phạm vi xử lý, phù hợp với các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Áp dụng công nghệ AnMBR có hiệu quả cao về kinh tế do giá thành thiết kế và vận hành công trình(giảm tiêu thụ điện năng và hóa chất) thấp so với các công nghệ môi trường tiên tiến khác, giảm chi phí xử lý bùn, thu hồi năng lượng. - Góp phần phát triển thị trường các sản phẩm công nghệ môi trường trong nước, đặc biệt xử lý nước thải có giàu hữu cơ là nguồn thải gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. - Bắt nhịp với các thành tựu tiên tiến trong nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường trên thế giới. - Đề tài nghiên cứu còn giúp sinh viên và nghiên cứu sinh chuyên ngành tìm hiểu và nắm vững được công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và áp dụng trong điều kiện Việt Nam. b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: - Hệ thống pilot đã được xây dựng, đảm bảo hoạt động bán tự động, nước thải sau xử lý tối thiểu đạt mức B theo QCVN40:2008/BTNMT theo các chỉ tiêu chât hữu cơ(BOD, COD), cặn lơ lửng, Nitơ, vi trùng, và đạt hiệu suất thu hồi khí sinh học. Hệ thống hoạt động tại các cơ sở ứng dụng ổ định, chất lượng nước đạt yêu cầu tái sử dụng trong nông nghiệp hoặc xả thải ra ngoài môi trường theo quy định hiện hành. - Đây là công nghệ đang được thế giới và Việt Nam quan tâm do hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao, thu hòi khí sinh học tạo năng lượng, công trình đơn giản và tiết kiệm diện tích, giảm thiểu tối đa lượng bùn phát sinh, chi phí vận hành thấp, rất phù hợp với các đô thị như Hà Nội.

Chất thải; môi trường; sinh học; gia súc

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Học viên thạc sỹ: Ngô Thị Thanh Huyền Tên luận văn: Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho các cơ sở giết mổ gia súc - đã bảo vệ luận văn Thạc sỹ, đạt loại tốt vào tháng 3/2014