
- Sản xuất thử nghiệm 02 giống bông lai F1 kháng sâu VN35KS và VN04-5
- Nghiên cứu động thái phát thải Khí Nhà Kính (KNK) trên các hệ thống canh tác lúa nước
- Phần tử hữu hạn trong phân tích ứng xử phức tạp của kết cấu
- Nghiên cứu công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị sản xuất bún dạng mini dùng gạo lứt trang bị cho các nhà hàng khách sạn trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt nam trên toàn thế giới
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- Xây dựng và phát sóng chương trình Sở hữu trí tuệ và cuộc sống trên Đài Truyền hình tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn tôn tạo vẻ đẹp tự nhiên của đồi cát bay Mũi Né góp phần phát triển du lịch Bình Thuận
- Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử dụng tài nguyên nước mưa của các tỉnh ven biển ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu
- Tư liệu hóa và phục dựng một số di sản văn hóa truyền thống điển hình của người Dao quần chẹt trên địa bàn huyện Yên Lập
- Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các TBKT trong sx chế biến và tiêu thụ chè tại 3 xã xây dựng nông thôn mới Sơn Hùng (Thanh Sơn Phú Thọ); Phú Thịnh (Đại Từ Thái Nguyên); Tân Lập (Bắc Quang Hà Giang)



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
502.99-2017.03
2020-52-1225/KQNC
Phân cấp tài khóa tài chính công địa phương và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành của Việt Nam: Vai trò của thể chế địa phương
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
GS. TS. Sử Đình Thành
TS. Nguyễn Phúc Cảnh, GS. TS. Dương Thị Bình Minh, PGS. TS. Bùi Thị Mai Hoài, TS. Mai Đình Lâm, ThS. Nguyễn Trung Thông
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
11/2017
11/2020
2020-52-1225/KQNC
08/12/2020
Đề tài đưa sự khác biệt trong thể chế vào mô hình tăng trưởng nội sinh nhằm: Kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành Việt Nam; Phân tích tác động của các yếu tố trong thể chế và tương tác của chúng với phân cấp tài khóa lên tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài còn ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế giữa các tỉnh/thành và các yếu tố khác nhau của thể chế và tương tác của chúng với phân cấp tài khóa nhằm phân tích hiệu quả của phân cấp quyền tự chủ và trách nhiệm trong tài khóa giữa các tỉnh/thành, điều này được thể hiện qua tỷ lệ phân chia nguồn thu thuế giũa 63 tỉnh/thành; Phân tích tác động của cấu trúc thuế, thành phần chi tiêu công, và tương tác của chúng với các khía cạnh khác nhau thuộc thể chế lên tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài còn ước lượng tác động lên tăng trưởng giữa các tỉnh/thành của biến tương tác giữa cấu trúc thuế, thành phần chi tiêu công với thể chế để phân tích hiệu quả của chính sách thuế và phân bổ chi tiêu công giữa các tỉnh/thành, điều này cũng được thể hiện qua tỷ lệ phân chia nguồn thu thuế giữa 63 tỉnh/thành.
Đề tài đã đóng góp hoàn thiện lý thuyết phân cấp tài khóa, nhất là lý thuyết thế hệ thứ hai của phân cấp tài khóa hiện đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn thiếu các minh chứng thực nghiệm để củng cố. Đề tài đóng góp cho việc ra quyết định chính sách: Trong trường hợp chính phủ muốn tiến hành phân cấp tài khóa đạt được hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương thì phải đẩy mạnh quá trình hoàn thiện thể chế địa phương. Đây là yếu tố không thể thiếu để góp phần cải thiện hiệu ứng tăng trưởng kinh tế của các thành phần tài chính công địa phương.
Tài khóa; Tài chính công; Tăng trưởng kinh tế; Địa phương
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng giảng dạy trong môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tài chính công, tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Lớp cao học tài chính công (hướng ứng dụng), Giảng viên: TS. Nguyễn Phúc Cảnh.