- Nghiên cứu thiết kế chế tạo lắp đặt vận hành bơm cột nước thấp lưu lượng lớn để chống ngập cho các thành phố ven biển
- Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật vùng đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin nhằm tìm kiếm các gen enzyme mới có khả năng phân hủy dioxin
- Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La tập II (1955 - 2005)
- Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng tại làng nghề cơ khí Bình Yên huyện Nam Trực tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp can thiệp
- Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực khai thác chế biến than và khoáng sản rắn Việt Nam
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
- Nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu xúc tác dị thể và vật liệu nano trong lĩnh vực lọc dầu sinh học sản xuất năng lượng mới vì sự phát triển bền vững
- Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị ung thư sorafenib tosylat
- Nghiên cứu phương pháp dự báo kinh tế - xã hội trung hạn ở Liên Bang Nga và khả năng ứng dụng vào Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
04/2019/HĐ-TS-CNSH
2022-02-0464/NS-KQNC
Sản xuất thử nghiệm bột nêm dinh dưỡng từ dịch đạm thủy phân moi và cá nục
Viện nghiên cứu hải sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Bùi Trọng Tâm
TS. Nguyễn Hữu Hoàng; TS. Bùi Thị Thu Hiền; ThS. Phạm Thị Mát; ThS. Phạm Thị Điềm; KS. Nguyễn Thị Duyệt; CN. Nguyễn Thị Kim Dung; ThS. Lưu Xuân Hòa; ThS. Phạm Huy Hưng; KS. Vũ Quang Huy
Kỹ thuật thực phẩm
01/01/2019
01/12/2020
29/12/2021
2022-02-0464/NS-KQNC
11/05/2022
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất bột nêm moi và cá nục vào sản xuất thử nghiệm tại doanh nghiệp cùng nghiên cứu phát triển sản phẩm.
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Dự án đã hoàn thiện được công nghệ sản xuất, việc xử lý mùi nguyên liệu sơ bộ trong hỗn hợp dung dịch axit axetic 0,03% kết hợp với muối 1%, nhiệt độ dung dịch xử lý được kiểm soát 10 ± 2°c, thời gian rửa trong 15 phút trước khi đưa sang công đoạn thủy phân.
Trong công đoạn thủy phân tạo bột đạm được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn (1) là sử dụng hỗn hợp chế phẩm enzym proteaza để phân cắt mạch protein thịt cá thành axit amin tự do và các peptit mạch ngắn; giai đoạn (2) bổ sung 1% chế phẩm vi khuẩn Lactobacillus plantarum H6.2 và ủ trong điều kiện thích hợp để khử mùi tanh, tạo hương thơm đặc trưng cho dịch đạm; giai đoạn (3) thu hồi dịch đạm và sấy khô tạo bột đạm. Công đoạn tạo sản phẩm bột nêm được kiểm soát bằng kỹ thuật đảo trộn và mức độ đồng đều của các thành phần có trong sản phẩm. Các kết quả nghiên cứu thành công về công nghệ sản xuất bột nêm từ moi và cá nục do các nhóm nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện, đã minh chứng plìần nào đạt tới trình độ khoa học so với các nước trong khu vực và châu lục về nghiên cứu tạo sản phẩm bột nêm đạt chất lượng dinh dưỡng cao protein 20-22%, Naa/Nts> 60%, lipid 0,5-1% và hàm ẩm <10%.
Việc nghiên cứu, sản xuất bột nêm từ đối tượng hải sản, cá, tôm, moi đã được công bố và thương mại ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều bí quyết công nghệ về sản xuất bột nêm ở các công đoạn chỉ được thể hiện trong các sáng chế (Patent), do vậy để có được công nghệ phải mua với giá thành rất cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thảnh công hoàn thiện công nghệ sản xuất bột nêm dinh dưỡng (20-22%, Naa/Nts > 60%, lipid 0,5-1%...) từ moi và cá nục phần nào đạt trình độ khoa học công nghệ so với một số nước trong khu vực và thế giới. Công nghệ xử lý mùi đối với nguyên liệu và dịch đạm trong quá trình thủy phân cá, moi đã mang lại chất lượng cảm quan về mùi, mùi tanh nguyên liệu giảm, tạo hương vị thơm mùi dịch đảm thủy phân và nâng chất lượng sản phẩm bột đạm.
Các kết quả nghiên cứu này là những điểm mới về trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực, kết quả của dự án đã được cụ thể hóa bằng việc đăng tải bài báo quốc tế “Methods of deodorizing round scad (Decapterus maruadsi) for protein hydrolysates production” trên tạp chi Bioscience Biotechnology Research Communications, năm 2020.
Đào tạo được 02 cử nhân theo Quyết định số 3375/QĐ-PIVN ngày 16/9/2020 về việc Sinh viên đủ điều kiện bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đợt 3 năm 2020.
Ngoài ra, hiệu quả về khoa học công nghệ của dự án với kết quả đạt được về công nghệ sản xuất bột nêm dinh dĩnh từ moi và cá nục được công nhận Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (tên giải pháp hữu ích: (1) - Quy trình sản xuất bột nêm dinh dưỡng từ moi Acetes sp., theo Quyết định số 978w/QĐ-SHTT ngày 14/22/2023 của Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, mã số 3096; (2) - Quy trình sản xuất bột nêm dinh dưỡng từ cá nục, theo Quyết định số 784w/QĐ-SHTT ngày 14/02/2023 của Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, mã số 3088.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: Lần đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện được công nghệ sản xuất bột nêm từ moi và cá nục phù hợp với quy mô lớn (1000 kg nguyên liệu/mẻ) tại doanh nghiệp, là sản phẩm hoàn toàn mới đối với thị trường trong nước và ngoài nước, thành phần chính trên 40-46% bột đạm cá nục, moi kết hợp với các thành phần gia vị phổ biến vả sẵn có trên thị trường trong nước (đường, muối,...). Đây là điểm khác biệt lớn so với các sản phẩm bột nêm hiện có trên thị trường. Trong sản phẩm, các thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không sử dụng các phụ gia, chất màu tổng hợp. Sản phẩm bột nêm từ moi vả cá nục là sản phẩm giàu dinh dưỡng, tỷ lệ nitơ axit amin chiếm trên 60% so với nitơ tổng số. Chất lượng và giá thành của sản phẩm hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tốt với các sản phẩm bột gia vị nhập khẩu.
Kết quả nghiên cứu của dự án đã mở ra hướng mới có hiệu quả vả bền vững trong việc khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu cá nục. Sản phẩm góp phần tạo ra sản phẩm giá trị gia tẫng cao theo hướng tiện dụng và nâng cao giá trị dinh dưỡng, từ nguồn nguyên liệu cá nục trong nước, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu thị trường bột gia vị trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Thị trường bột gia vị giàu dinh dưỡng sử dụng cho con người hiện nay đang được quan tâm và có nhiều tiềm năng phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việc ứng chủ động trong việc sản xuất, cung cấp bột thuỷ phân, bột nêm nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường là rat cần thiết.
Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ sinh học xuất thử nghiệm tạo bột nêm dinh dưỡng giàu đạm axít amin sẽ nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tận thu được thu nguồn nguyên liệu đầu vào từ moi và cá nục có giá trị kinh tế thấp một cách triệt để vào sản xuất bột đạm sẽ làm tăng giá trị sản phẩm nguyên liệu, kích thích sản xuất khai thác và tạo công ăn việc làm cho ngư dân bám biển.
Dự án được thực hiện hoàn thiện là cầu nối gắn kết giữa các nhà khoa học - doanh nghiệp (cơ sở sản xuất) - thị trường nhằm ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại mới, thân thiện với môi trường, tăng hiệu quả trong quá trình sản và đảm bảo chất lượng trong từng sản phẩm góp phần đưa vào thị trường các sản phẩm bột nêm mới giàu dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
Bột nêm; Dinh dưỡng; Dịch thủy phân; Moi; Cá nục; Sản xuất; Thử nghiệm
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Trong quá trình triển khai dự án đã kết hợp với Công ty CP Chế biến Hải sản Nam Định, địa chỉ Khu 21, Thị Trấn Thịnh Long, Huyện Hải Hậu, Nam Định để thử nghiệm ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất thử nghiệm bột nêm dinh dưỡng từ moi và cá nục
Công nghệ sản xuất bột nêm từ moi và cá nục quy mô 1000 kg nguyên liệu/mẻ tại được áp dụng tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và thân thiện với môi trường. Đây là sản phẩm hoàn toàn mới đối với thị trường trong nước có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu tương đương, thành phần chính của sản phẩm trên 40-46% bột đạm cá nục, moi kết hợp với các thành phần gia vị phổ biến và sẵn có trên thị trường trong nước (đường, muối,...), đây là điểm khác biệt lớn so với các sản phẩm bột nêm hiện có trên thị trường. Sản phẩm của dự án được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đảm bảo được các chỉ tiêu về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm theo quy định. Do đó, sản phẩm có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Dự án thực hiện đã đảo tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động có khả năng làm chủ kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình sản xuất mang lại hiệu quả cao. Việc nhân rộng mô hình với công nghệ này hoàn toàn có tính khả thi vả cho hiệu quả tốt với các giải pháp như hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất để phát triển sản phẩm mới.
Tiếp tục quảng bá công nghệ, sản phẩm tới các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bột nêm, tạo niềm tin về công nghệ và sản phẩm để nhân rộng mô hình và phát triển sản phẩm trên thị trường.