Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,607,526
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NVQG-2019/DA.05

2022-52-1405/NS-KQNC

Sản xuất thử nghiệm gà Cáy củm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Trường Đại học Nông Lâm

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

TS. Bùi Thị Thơm

ThS. Ma Thị Trang, PGS. Tiến sỹ.Trần Văn Phùng, ThS. Lê Thị Thu Hiền, TS. Nguyễn Đức Trường, ThS. Đào Thị Hồng Chiêm, KS. Hoàng Văn Hưng, ThS. Dương Thị Khuyên, KS. Nguyễn Văn Hiên, Tô Hoài Đức

Nuôi dưỡng động vật nuôi

01/09/2019

01/02/2022

16/08/2022

2022-52-1405/NS-KQNC

29/12/2022

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Ứng dụng kết quả chăn nuôi gà Cáy Củm để xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông cằm, gà sáu ngón tại tỉnh Bắc Giang và một số giống gà bản địa tại một số tỉnh miền núi. Chuyển giao công nghệ chăn nuôi các loại gà đàn hạt nhân, đàn sản xuất, đàn thương phẩm đặc sản tại các điều kiện vùng núi phía Bắc. Tiếp tục phát triển sản xuất nuôi gà Cáy củm tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa - Công ty khai khoáng miền núi (Nay chuyển sang Hợp tác xã Chăn nuôi động vật bủn địa). Chuyển giao quy trình chăn nuôi gà Cáy Củm cho các nông hộ của xã Đức Xuân tại tỉnh Cao Bằng và Hoàng Su phì ở Hà Giang.

 

21635

Trên cơ sở các quy trình công nghệ chăn nuôi gà Cáy Củm đã góp phần xây dựng được các mô hình chăn nuôi gà địa phương, nguồn gen gà đặc sản tại các HTX và hộ gia đình nông dân, là cơ sở phát triển kinh tế cho các đơn vị và hộ gia đình. Góp phần bảo tồn nguồn gen gà bản địa, làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi bản địa của Việt Nam. Xây dựng được 01 mô hình chăn nuôi gà Cáy Củm đặc sản tại tỉnh Thái Nguyên. Góp phần xây dựng được một số mô hình chăn nuôi gà Cáy Củm tại tỉnh Cao Bằng. Góp phần xây dựng được một số mô hình chăn nuôi gà Cáy Củm tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

 

Gà Cáy củm; Sản xuất; Sinh sản; Thụ tinh nhân tạo; Thức ăn; Giai đoạn hậu bị

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Tiếp tục duy trì các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa tại một số địa phương như: Xã Đức Xuân, Hoà An, tỉnh Cao Bằng; Tại tỉnh Thái Nguyên tiếp tục nhân giống cung cấp cho các trang trại, nông hộ và người dân nuôi làm thương phẩm. Các quy trình công nghệ được ứng dụng cho các nhiệm vụ KHCN đối với nguồn gen gà bản địa khác như: Gà Lông Cam, gà sáu ngón tại tỉnh Bắc Giang.

 

Các nông hộ có nhu cầu nuôi để chăn nuôi gà thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng và đã làm tăng thu nhập cho người dân. Nhân rộng được nguồn gen gà Cáy Củm cho nhiều trang trại, nông hộ và người tiêu dùng biết đến sản phẩm đặc sản này. Tiếp tục ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thụ tinh nhân tạo trong việc nhân nhanh đàn gà Cáy Củm.

 

Các hoạt động của dự án đã góp phần mang lại thu nhập, nâng cao chất lượng, duy trì, bảo tồn con giống gà Cáy Củm cho nhiều nông hộ gia đình tại Cao Bằng, Hà Giang..., Đặc biệt do ngoại hình đặc biệt không lẫn với giống gà khác, chất lượng thơm ngon, do vậy nhiều người mua làm quà biếu, quà tặng. Hiện nay, vẫn có một số nông trại, gia trại đặt hàng mua con giống nhằm phát triển thương mại con gà Cáy Củm này.