
- Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống dừa ta với điều kiện xâm nhập mặn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (giai đoạn 2016-2018)
- Xung đột xã hội: Nghiên cứu tích hợp lý thuyết và sự vận dụng trong quản lý xã hội ở Việt Nam
- Các loại hình thể chế chính trị đương đại - phân loại so sánh và tìm ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện thể chế chính trị Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu đề xuất các mô hình khai thác bền vững thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ
- Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm nguyên liệu giàu protein từ bột sắn và bã sắn bằng công nghệ lên men vi sinh để làm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi bò sữa bò thịt tại vùng chăn nuôi trọng điểm của Hà Nội
- Các thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay: Thực trạng xu hướng phát triển và định hướng chính sách
- Tính toán chỉ số tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam phục vụ xây dựng mục tiêu tăng trưởng bền vững
- Phân lập một số hợp chất từ vỏ thân cây sú trắng (Aegiceras floridum) Họ sú (Aegicerataceae) và thử nghiệm độc tính tế bào đối với vài dòng ung thư
- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng quy trình công nghệ chế tạo hoàn chỉnh bộ Rotuyn giằng cầu cho xe tải 15 tấn dùng giảng dạy cho nghề Công nghệ ô tô ở các trường dạy nghề thuộc ngành xây dựng
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ đăng ký cấp phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
20/GCNKHCN
Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Tứ Xã cho các sản phẩm rau an toàn Tứ Xã huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
UBND huyện Lâm Thao
UBND Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Nguyễn Quốc Hùng
Trồng trọt
04/2018
04/2020
01/05/2020
20/GCNKHCN
21/08/2020
Trung tâm ứng dụng và Thông tin KHCN
Tổng diện tích sản xuất và liên kết với các hộ sản xuất trên địa bàn xã của HTX khoảng 15 ha, với trên 40 sản phẩm rau, củ, quả đang được HTX sản xuất thường xuyên theo mùa vụ, sản lượng bình quân từ 4 - 6 tấn/ngày
Dự án được triển khai đã giải quyết việc làm cho nhiều hộ sản xuất trong và lân cận vùng dự án, đến nay, ngoài 50 hộ thành viên, Hợp tác xã đã mở rộng liên kết với trên 100 hộ lân cận, đa dạng các loại rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu thị trường. 100% sản phẩm được Hợp tác xã bao tiêu với giá cả ổn định. Nhận thức của các hộ sản xuất, cơ sở kinh doanh và khách hàng về giá trị của nhãn hiệu tập thể “Tứ Xã” cho các sản phẩm rau An toàn tăng lên, góp phần nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền của người sản xuất, người tiêu dùng đối với sản phẩm; mặt khác góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, hệ thống văn bản quản lý, các quy trình, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Tứ Xã” còn là kinh nghiệm cho các địa phương khác, hợp tác xã khác, các làng nghề áp dụng cho quá trình xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm tương tự, có lợi thế của địa phương. Các quy trình sử dụng và quản lý nhãn hiệu tập thể sẽ được phổ biến rộng rãi đến người sản xuất, kinh doanh rau an toàn nhằm duy trì và phát triển được nhãn hiệu tập thể một cách hiệu quả.
Tạo lập, quản lý và phát triển; Nhãn hiệu tập thể “Tứ Xã”; Các sản phẩm rau an toàn Tứ Xã
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Kết thúc dự án, đã mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn từ 07 ha (năm 2018) lên 45 ha (năm 2022), 100% diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGap, liên kết sản xuất, tiêu thụ. Riêng đơn vị thụ hưởng kết quả dự án HTX DV sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã diện tích được mở rộng 12 ha.
Hợp tác xã đã mở rộng thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh với các đơn vị tiêu thụ tiềm năng (từ 01 siêu thị lớn ký kết năm 2018) nay được mở rộng thêm 03 hệ thống siêu thị, nâng tổng số siêu thị liên kết tiêu thụ sản phẩm lên 4-5 đơn vị), trong đó có một số siêu thị lớn, có uy tín tham gia tiêu thụ sản phẩm như: Vinmart, BigC, Coopmart, các cửa hàng tại Phú Thọ và Hà Nội…; bên cạnh đó, HTX cũng đang cung ứng các loại sản phẩm rau, củ, quả cho các bếp ăn tập thể, các trường học trong và ngoài tỉnh, từ đó làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân trong vùng dự án lên 1,5 lần so với trước kia; sản lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường tăng từ 1,5 - 2 lần so với trước khi thực hiện dự án