Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TB/13-18

Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ táo Mèo và chùm ngây với việc ứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc

Công ty cổ phần viện máy và dụng cụ công nghiệp

Quốc gia

TS. Trần Ngọc Hưng

ThS. Nguyễn Hoài Anh, TS. Đỗ Văn Vũ, DS. Hoàng Thị Bình, ThS. Nguyễn Hữu Quang, ThS. Hồ Anh Dũng, TS. Trần Anh Quân, ThS. Bùi Tuấn Anh Long, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, TS. Đinh Văn Duy

Kỹ thuật đồ uống

03/2017

06/2019

07/10/2019

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Kết quả KH&CN dạng I của dự án SXTN cấp quốc gia mã số KHCN-TB.DA.02/13-18 là dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được đơn vị chủ trì hợp tác thử nghiệm cùng với đơn vị sản suất đông dược ứng dụng để nghiên cứu, tiếp tục triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thử nghiệm chế biến sản phẩm mới trong lĩnh vực đông dược và thực phẩm. Dây chuyền thiết bị đã được các chuyên gia đánh giá hoạt động ổn định, chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay Sản phẩm dạng I dự án SXTN chưa được tiến hànhchuyển giao công nghệ
16659
- Hiệu quả kinh tế:Tạo ra sản phẩm trà dược liệu táo mèo mới và bột dinh dưỡng chùm ngây chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các công ty sản xuất thuốc đông dược và sản xuất trà trong nước. Dây chuyền công nghệ và thiết bị của dự án được tạo ra khi đưa vào chuyển giao, sản xuất các sản phẩm trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo và chùm ngây vào nhà máy của Vùng đem lại công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 30 nhân lực lao động địa phương Vùng Tây Bắc vận hành dự án và hàng trăm hộ nông dân địa phương Vùng nguyên liệu trong việc tổ chức khai thác bền vững thiên nhiên và tạo vùng trồng nguyên liệu cho nhà máy, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho bà con tại các địa phương vùng núi cao khó khăn, nơi rất sẵn nguyên liệu từ thiên nhiên của dự án. - Về kinh tế - xã hội, dự án triển khai phù hợp với điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc. Khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu táo mèo tại địa phương và tận dụng điều kiện tự nhiên, diện tích vùng tiến hành trồng nguyên liệu chùm ngây để sản xuất thành hàng hóa nhằm tăng thu nhập, phát triển bền vững kinh tế vùng. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động tại các tỉnh Tây Bắc khai thác nguyên liệu táo mèo và chùm ngây cung cấp cho các dây chuyền sản xuất của các nhà máy. Tạo điều kiện cho rất nhiều người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ổn định sản xuất và kinh tế nhờ trồng cây Táo mèo và chùm ngây - Về Phát triển khoa học và công nghệ: Tạo ra đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ cao ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới để sản xuất các thiết bị cơ-điện tử công nghệ cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Tạo tiền đề cho việc đầu tư sản xuất hàng loạt các hệ thống thiết bị công nghệ và tổ chức chuyển giao cung cấp cho thị trường địa phương vùng Tây Bắc, nơi có dồi dào nguồn nguyên liệu cho dự án đặc biệt nguyên liệu táo mèo. Tạo cơ sở để tổ chức nghiên cứu, chế tạo các hệ thống thiết bị công nghệ chuyên dụng khác dùng trong chế biến đông dược, thực phẩm và nông nghiệp

Táo mèo; Chùm ngây; Bột dinh dưỡng; Trà; Công nghệ sấy; Hồng ngoại; Xuất khẩu

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Cơ sở mà kết quả của Dự án được áp dụng vào thực tế: - Công ty Cổ phần Chè San Tuyết có địa chỉ tại Thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nội dung ứng dụng sản xuất thử nghiệm các sản phẩmTrà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây của dự án - Công ty Cổ phần Sản xuất Thực phẩm và Đông dược Thế Gia có địa chỉ tại Tổ dân phố Thác Hoa 3, Thị trấn Sơn Thịnh, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái. Nội dung hợp tác thử nghiệm cùng với đơn vị sản suất đông dược ứng dụng để nghiên cứu, tiếp tục triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thử nghiệm chế biến sản phẩm mới trong lĩnh vực đông dược và thực phẩm

Dây chuyền công nghệ và thiết bị của dự án được tạo ra khi đưa vào chuyển giao, sản xuất các sản phẩm trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo và chùm ngây vào nhà máy của Vùng đem lại công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 30 nhân lực lao động địa phương Vùng Tây Bắc vận hành dự án và hàng trăm hộ nông dân địa phương Vùng nguyên liệu trong việc tổ chức khai thác bền vững thiên nhiên và tạo vùng trồng nguyên liệu cho nhà máy, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho bà con tại các địa phương vùng núi cao khó khăn, nơi rất sẵn nguyên liệu từ thiên nhiên của dự án Với sản lượng nguồn nguyên liệu đặc hữu là táo mèo của Vùng Tây Bắc hàng năm trên 25.000 tấn hiện chỉ khai thác chưa đến 1/5 công suất với lợi nhuận thấp. Nếu triển khai dự án, chỉ khai thác thiên nhiên thì hiện cũng cần đến hàng chục dây chuyền công nghệ tương tự cần được chế tạo mới và chuyển giao công nghệ, cộng thêm với tiềm năng tiêu thụ xuất khẩu dồi dào các sản phẩm trà và bột dinh dưỡng thì lợi nhuận đem lại là rất lớn, đóng góp vào thu nhập người dân và ngân sách của địa phương, giúp phát triển bền vững địa phương Vùng Tây Bắc Do khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, phương thức triển khai nhân rộng, chuyển giao kết quả của dự án được tính đến tùy theo điều kiện kinh tế và nguồn nguyên liệu từng vùng tại Tây Bắc khác có tiềm năng như Sơn La, Lào Cai với nguyên liệu táo mèo và Thanh hóa với nguyên liệu Chùm ngây

Sản phẩm dạng I của dự án SXTN là Dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất trà tan táo mèo, trà túi lọc táo mèo và bột dinh dưỡng chùm ngây trên cơ sở công nghệ sấy hồng ngoại phục vụ xuất khẩu có khả năng nhân rộng, chuyển giao công nghệ và thiết bị cho các đơn vị chế biến thuộc vùng Tây bắc như: Công ty Cổ phần Chè San Tuyết, Công ty Cổ phần Sản xuất Thực phẩm và Đông dược Thế Gia,Công Ty TNHH Trà Và Đặc Sản Tây Bắc, .. Các công ty sản xuất thuốc đông dược như: Công ty Cổ phầnDược phẩm Yên Bái,Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Giang…. Với hình thức chuyển giao dây cuyền công nghệ, thiết bị kết hợp vớichuyển giao công nghệ chế tạo, chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu.