Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2021-58-905/KQNC

Trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật - Thực trạng và giải pháp

Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Bộ

ThS. Dương Bạch Long

ThS. Trần Thu Trang; GS.TS. Trần Ngọc Đường; TS. Phạm Hồng Quang; ThS. Nguyễn Quỳnh Liên; ThS. Cao Xuân Phong; TS. Trần Bích Ngọc; TS. Trương Hồng Quang; ThS. Đàm Quang Ngọc; ThS. Nguyễn Phước Thọ; ThS. Dương Thu Hương; ThS. Quế Thị Trâm Ngọc; CN. Lê Thanh Huyền

Hành chính công và quản lý hành chính

01/04/2019

01/04/2020

17/12/2020

2021-58-905/KQNC

17/05/2021

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Trên cơ sở phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật, Đề tài đã đề xuất định hướng, giải pháp đổi mới về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian tới. Cụ thể sau:

1.1. Trong giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới.

1.2. Cải cách trình tự, thủ tục xây dựng và thi hành pháp luật theo hướng công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật; bảo đảm cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội đối với công tác thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, chuyên nghiệp, sáng tạo, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn 2021 - 2030, nhất là yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. 

1.3. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, pháp luật về cán bộ, công chức, công vụ theo hướng:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, rà soát xây dựng thể chế về tổ chức bộ máy nhà nước; kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bảo đảm các cơ quan trong hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc tổ chức không phù hợp; bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, kế thừa những thành quả, kinh nghiệm đã đạt được, phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”. Cụ thể:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, bảo đảm Chính phủ thực hiện đầy đủ vai trò, vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Đẩy mạnh việc xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt từ trung ương xuống địa phương, trên cơ sở phân cấp - phân quyền rõ ràng, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh việc áp dụng Chính phủ điện tử, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

- Tiếp tục cải cách chế độ công vụ và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và then chốt của cải cách nền hành chính; cải cách công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng hơn; xác định rõ trách nhiệm của từng vị trí công tác gắn với trách nhiệm giải trình cụ thể. Quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thẩm quyền và trách nhiệm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời sớm xây dựng thể chế về đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả đầu ra gắn với trách nhiệm giải trình.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát huy hơn nữa vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước trước các cơ quan dân cử đối với các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quy định rõ ràng chế tài, trách nhiệm của người có thẩm quyền; tăng cường sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên đối với công tác xây dựng pháp luật và giám sát thi hành pháp luật; thiết lập các kênh tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuận tiện và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm quyền con người của cá nhân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quyền con người, quyền công dân để kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm.

- Nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách. Cốt lõi của thực hiện trách nhiệm giải trình là thông tin được công khai để người dân, xã hội có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất và chủ thể thực hiện trách nhiệm giải trình phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của thông tin. Do đó, càng tăng cường việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách một cách hiệu quả sẽ càng gia tăng lượng thông tin đến nhân dân. Hoàn thiện các yếu tố ảnh hưởng để gia tăng hơn nữa việc thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ sẽ thúc đẩy việc đảm bảo thực hiện công khai thông tin phù hợp, kịp thời cho người dân dưới các hình thức dễ sử dụng nhất, dễ hiểu và hiểu đúng thông tin cùng với các quy định và quyết định của chính phủ phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ nhất.

Hai là, sớm hoàn thiện hoàn thiện các quy định pháp luật về thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước mà trước hết là trách nhiệm của Thủ trướng Chính phủ, các Bộ trưởng trong việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo đó, cần phải tiến hành tổng kết, rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan, cũng như yêu cầu thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc rà soát này cần đảm bảo đối chiếu với các quy định có liên quan trong Hiến pháp 2013, kịp thời phát hiện những khiếm khuyết về mặt pháp luật có liên quan đến trách nhiệm giải nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ chế kiểm soát và xử lý đối với việc vi phạm trách nhiệm giải trình hoặc giải trình không hiệu quả hiện nay vẫn còn là một khoảng trống trong quy định pháp luật.

Ba là, việc hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước luôn phải đặt trong mối quan hệ với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi vì chỉ khi có cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch, rõ ràng thì việc triển khai mới đảm bảo tính hiệu quả.

Bốn là, việc hoàn thiện hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước không thể tách rời với yêu cầu hoàn thiện về thể chế, tổ chức bộ máy, xác định đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc thực thi có hiệu quả trách nhiệm giải trình của mình theo quy định của pháp luật.

Năm là, việc hoàn thiện hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước phải gắn với yêu cầu nâng cao trình độ nhận thức, năng lực xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, cũng như phẩm chất đạo đức cách mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ liên quan đến người dân.

Sáu là, việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước phải gắn với yêu cầu xây dựng một cơ chế hữu hiệu nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình thực sự có hiệu quả thông qua quá trình kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm trách nhiệm giải trình từ phía cơ quan công quyền.

Bảy là, việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam phải đặt trong dòng chảy chung của quá trình hội nhập quốc tế, do đó vấn đề tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền là hết sức cần thiết hiện nay.

19166

- Về lý luận: Đề tài đã tổng hợp, phân tích đưa ra các nhận định, đánh giá và làm mới một số thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật (giải trình, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước). Cụ thể, làm rõ về chủ thể giải trình, nội dung giải trình, hình thức và cách thức giải trình của cơ quan nhà nước nói chung và của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật.

Đề tài cũng tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia về trách nhiệm giải trình trong hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.

- Về đánh giá thực tiễn, Đề tài cũng đã rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước trên cả hai phương diện xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Đồng thời, Đề tài cũng đã chỉ ra được những hạn chế, bất cập hiện nay trong thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật.

- Đề tài đã có những đề xuất cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện văn bản pháp luật; cũng như đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật trong giai đoạn tới.

Giải trình; Trách nhiệm; Cơ quan; Pháp luật; Xây dựng; Thi hành; Nhà nước

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 2

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không