
- Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) thương phẩm tại Thái Bình
- Phát triển kỹ thuật điều chế độ rộng xung nhằm nâng cao hiệu suất chất lượng điện áp/ dòng điện của biến tần ma trận đa bậc kiểu gián tiếp
- Xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây hương bài dưới tán rừng tại tỉnh Quảng Bình
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Đảng ủy các cấp xã thị trấn trên địa bàn huyện Yên Mô
- Nâng cao năng suất chất lượng đa dạng hóa sản phẩm và khai thác phụ phẩm của cây dứa Cayenne (Ananas Comosus) tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy tại trường chuẩn quốc gia THCS Bạch Long huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tiên tiến (cacbon hình cầu/hydroxide cấu trúc lớp kép) ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng và định mức KT-KT mặt hàng dầu thô dự trữ quốc gia
- Dạy nghề và chữ viết Khmer cho người dân tộc Khmer tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ
- Sản xuất thử phát triển và chế biến sản phẩm chè Shan mới cho vùng miền núi phía Bắc



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/2015/CNC-HĐKHCN
2018-24-212/KQNC
Ứng dụng công nghệ nhận dạng cử chỉ để xây dựng hệ thống biển báo số tương tác (Interactive Digital Signage) phục vụ điều hành doanh nghiệp
Viện nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa
Bộ Công Thương
Quốc gia
Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao
PGS.TS. Nguyễn Chấn Hùng
KS. Nguyễn Hoàng Việt, PGS.TS. Đỗ Năng Toàn, TS. Đặng Bảo Lâm, TS. Phạm Minh Hải, TS. Đỗ Trọng Tuấn, CN. Nguyễn Đình Lượng, ThS. Đặng Anh Tuấn
Khoa học máy tính
07/2015
12/2017
29/12/2017
2018-24-212/KQNC
06/03/2018
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Sản phẩm dự án đã được ứng dụng thử nghiệm thực tế tài Nhà máy TONMAT của Công ty TNHH Niềm. Hệ thống giám sát Video cho phép lãnh đạo nhà máy trực tiếp theo dõi và chỉ đạo công nhân tại phân xưởng sản xuất. Sản phẩm dự án cũng đã được ứng dụng tại Bảo tàng Dinh độc lập, tại 106 Nguyễn Du, TP HCM. Việc ứng dụng công nghệ biến báo số vào lĩnh vực bảo tàng sẽ nâng cao hiệu quả trình diễn thông tin, thúc đẩy mạnh mẽ các giá trị văn hóa, thông qua đó thúc đẩy du lịch và một số lĩnh vực liên quan
Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc làm chủ công nghệ, trong đó cốt lõi là công nghệ thị giác máy tính và phát triển phần mềm cùng với một số công nghệ chế tạo như in 3D, thiết kế cơ khí 3D để chế tạo thành công sản phẩm của dự án (phần cứng & phần mềm) và phát triển các ứng dụng Natural User Interface giao tiếp người-máy (Human - Machine Interface HMI) thế hệ 3. Sản phẩm cũng được thiết kế để trở thành một mắt xích trong xu thế “Internet của vạn vật” hay Internet of Things (loT) cho phép kết nối và chia sẻ dữ liệu mọi nơi, mọi lúc với người sử dụng và các thiết bị thông minh khác như các máy móc trong nhà máy.
Dự án “ứng dụng công nghệ nhận dạng cử chỉ để xây dựng hệ thống biển báo số tương tác (Interactive Digital Signage) phục vụ điều hành doanh nghiệp” là một trong những dự án đầu tiên ở Việt nam có tham vọng kết nối hai xu hướng này để tạo ra một hệ thống sản phẩm mới bao gồm cả phần cứng và phần mềm, có tính sáng tạo cao và phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới.
Dự án có tính liên ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực như Cơ điện tử, Tự động hóa và CNTT. Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm dự án đã không ngừng bám sát nhu cầu thị trường để tạo ra một sản phẩm KHCN có khả năng thương mại hóa cao. Các nội dung dự án đã thực hiện thành công bao gồm:
Một hệ thống biển báo số hoàn chỉnh gồm phần cứng và phần mềm có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một hệ thống phần mềm cho phép điều hành doanh nghiệp thông qua Video và các hệ quản lý sản xuất thời gian thực theo mô hình WorkFlow để tối ưu hóa quy trình sàn xuất.
Các sản phẩm khoa học khác như: bài báo khoa học, sàn phẩm đào tạo. Dự án cũng đã thương mại hóa thành công một số sản phẩm Đối với quản trị DN, việc ứng dụng công nghệ mới này sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp trong điều hành doanh nghiệp, cắt giảm chi phí, tăng năng suất và tăng khả năng cạnh tranh của DN trong điều kiện hội nhập quốc tế. về xã hội, việc áp dụng công nghệ cao vào trong lĩnh vực như bảo tàng làm nâng cao giá trị văn hóa và lịch sử, phổ biến đến đông đảo công chúng và bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá và thúc đẩy du lịch.
Thông qua các hoạt động của dự án sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực công nghệ cao, có khả năng làm chủ các công nghệ xử lý ảnh, nhận dạng, đa phương tiện, làm nền tảng cho việc phát triển ứng dụng cho các lĩnh vực như Robot, tự động hóa công nghiệp, an ninh quốc phòng.
Thúc đẩy việc hợp tác quốc tế với nước ngoài như các đối tác Đan mạch, Đức đã phối hợp trong dự án nhằm làm chủ công nghệ cao và tạo ra sản phẩm CNC có khả năng cạnh tranh
Công nghệ; Nhận dạng; Cử chỉ; Biển báo số; Điều hành; Doanh nghiệp; Phần mềm; Thị trường
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Hiện nay theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu thì triển vọng thị trường cho dòng sàn phẩm này đang rất khả quan. Điều này thể hiện ở các hợp đồng chuyển giao công nghệ với Cty VietTrust JSC. và công ty TRUETECH JSC. (trong dự án bảo tàng Dinh Độc lập).
Sản phẩm của dự án có thể được thương mại hóa dưới dạng giải pháp phần mềm hoặc giải pháp tích hợp phần cứng và phần mềm vời giá trị thương mại từ 200 triệu VNĐ đến 2 tỷ VNĐ một giải pháp.
Ngoài ra, các sàn phẩm phần mềm có thể tích hợp cho các hệ thống ngân hàng (cây ATM, v.v).
Các sản phẩm trên đã tạo thành một hệ sinh thái, có thể kết hợp với nhau theo những cách mềm dẻo để tạo ra nhiều giải pháp cho khách hàng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quảng cáo, bảo tàng, v.v. và có thể ứng dụng tốt trong các cơ sở công nghiệp, nhà máy, bảo tàng, triển lãm, nơi công cộng, v.v. Một trong các kết quả quan trọng là: trên cơ sở việc làm chủ các công nghệ thị giác máy tính và truyền thông đa phương tiện, nhóm nghiên cứu hoàn toàn có khả năng chế tạo, xây dựng các hệ thống lớn và phức tạp như Robot. Do đó, nhóm sẵn sàng phát triển các hệ thống này khi có đặt hàng, và sẽ tiết kiệm kinh phí đáng kề cho nhà nước thay thế nhập khẩu.