Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

01C-08

2020-40-NS-ĐKKQ

Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử tìm mối liên quan kiểu gen KIR và HLA-C để xác định yếu tố nguy cơ di truyền trong các thai phụ mắc tiền sản giật trong các bệnh viện tại Hà Nội

Bệnh viện phụ sản Hà Nội

UBND TP. Hà Nội

Tỉnh/ Thành phố

Y tế-Bảo hộ lao động-Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyễn Duy Ánh

Sinh tin học

06/2020

19/06/2020

2020-40-NS-ĐKKQ

17/08/2020

Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN

- Mô tả phương thức ứng dụng: Phát hiện các kiểu gen KIR từ mẹ và thai có nguy cơ gây tiền sản giật - Mô tả lĩnh vực, phạm vi ứng dụng:Sinh học phân tử hiện đại úng dungj trong Sản phụ khoa - Mô tả hoạt động chính: -Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chiếu với các kết quả nghiên cứu với thực tế (triệu chứng lâm sàng, chọc ối, tình trạng của trẻ khi sinh ra...): - Đối với nhóm thai phụ bình thường (bình thường sau khi đã được sàng lọc lâm sàng và cận lâm sàng): + Lấy máu mẹ và xác định kiểu gen mã hoá cho receptor KIR người mẹ. + Lấy máu con và xác định kiểu gen mã hoá HLA-C con. - Đối với nhóm thai phụ tiền sản giật (ở nhóm thai phụ có nguy cơ tiền sản giật sau sàng lọc bằng lâm sàng và cận lâm sàng) + Lấy máu mẹ và xác định kiểu gen mã hoá cho receptor KIR người mẹ, có thể định lượng DNA phôi thai tự do nếu cần. + Lấy máu con và xác định kiểu gen mã hoá HLA-C con. - Nhóm đối tượng bình thường (để chuẩn kỹ thuật và xác định kiểu gen mã hoá receptor KIR người mẹ và HLA-C con lấy số liệu người bình thường để so sánh): 100 mẫu máu của thai phụ (sau sàng lọc bằng lâm sàng và cận lâm sàng) là các thai phụ bình thường có thể theo dõi đến khi sinh con để lấy máu cả mẹ và con. Tiêu chuẩn chọn nhóm thai phụ bình thường: + Thai phụ có thai lần đầu, tuổi 25 – 35; + Không có các triệu chứng về tiền sản giật hay tiền sử về các bệnh tật khác; + Không có tiền sử xảy thai liên tiếp hay thai lưu; + Không có ý định phá thai; + Có thể theo dõi được sản phụ cho đến khi sinh con để biết được tình trạng của con; + Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Nhóm đối tượng bệnh lý: 100 thai phụ ở các quý của thai kỳ (sau sàng lọc bằng lâm sàng và cận lâm sàng) được chẩn đoán tiền sản giật. Lấy máu tĩnh mạch mẹ và máu TM cuống rốn của con qua bánh rau con khi thai phụ chuyển dạ đẻ. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật: huyết áp tối đa cao ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg, protein niệu > 0,3g/24h, hay có Protein niệu ở xét nghiệm nước tiểu bất kỳ, các xét nghiệm khác: công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, CRP, nước tiểu, DNA phôi thai tự do trong máu mẹ, siêu âm Doppler động mạch tử cung. - Kỹ thuật sử dụng: + Kỹ thuật chiết tách DNA người mẹ và DNA con theo quy trình của I Randen & CS (2003). + Kỹ thuật PCR-SSP xác định kiểu gen mã hoá KIR người mẹ. + Kỹ thuật PCR-SSP xác định kiểu gen mã hoá HLA-C con - Mô tả hình thức chuyển giao công nghệ: Kết quả, sản phẩm của đề tài sau khi kết thúc nghiệm thu sẽ được ứng dụng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Các đơn vị có nhu cầu có thể gửi bệnh phẩm đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội để xác định kiểu gen KIR người mẹ và HLA con phục vụ cho chẩn đoán lâm sàng Bệnh cạnh đó các kết quả, sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể được chuyển giao cho các khoa SHPT của các bệnh viện, trung tâm y tế có đủ điều kiện và nhu cầu được chuyển giao. Kỹ thuật được chuyển giao toàn bộ trọn gói hay từng phần. - Số lượng đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ: - Đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ: Chuyển giao kỹ thuật cho các labo sinh học phân tử ở các bệnh viện phụ sản - Ứng dụng để xác định kiểu gen KIR người mẹ để xác định nguy cơ và theo dõi các thai phụ tiền sản giật, phát hiện sớm và theo dõi các biến chứng của mẹ: suy thận, cao huyết áp, protein niệu.
- Hiệu quả kinh tế: Hiểu biết thêm một số biến đổi bệnh lý của thai nhi liên quan và biểu hiện thông qua người mẹ mang thai trong lĩnh vực sản khoa và nhi khoa. Góp phần dự đoán và theo dõi sớm các trường hợp tiền sản giật để có biện pháp giải quyết can thiệp sớm.Giảm chi phí khám chữa bệnh khi bệnh ở giai đoạn muộn. - Hiệu quả kỹ thuật: Thông qua việc thực hiện đề án sẽ nâng cao trình độ hiểu biết và tay nghề của cán bộ thực hiện đề tài về sinh học phân tử, đào tạo học viên. Cập nhật các nghiên cứu thời sự của các nước tiên tiến vào điều kiện Việt Nam phục vụ cho việc khám chữa bệnh - Hiệu quả kinh tế - xã hội: Với việc dự đoán và theo dõi sớm các trường hợp tiền sản giật để có biện pháp giải quyết can thiệp sớm sẽ góp phần giảm các chi phí liên quan đến biến chứng thai sản ở người mẹ. Giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội vì chi phí bệnh tật trong quá trình mang thai cũng như sau khi sinh. +Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động

sinh học, phân tử, gen, di truyền, tiền sản giật

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Phát triển công nghệ mới, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

3 thạc sỹ chuyên ngành miễn dịch và sản khoa và 3 bác sỹ nội trú chuyên ngành miễn dịch