Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TNB/14-19/X04

2019-62-577/KQNC

Vấn đề dân số và di dân trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Quốc gia

PGS.TS. Lê Thanh Sang

PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh, PGS.TS. Trần Hữu Quang, PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân, TS. Nguyễn Tấn Khuyên, TS. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, ThS. Nguyễn Thị Minh Châu, ThS. Nguyễn Ngọc Toại, ThS. Nguyễn Đặng Minh Thảo, CN. Trần Minh Hường

Nhân khẩu học

12/2015

06/2018

20/09/2018

2019-62-577/KQNC

24/05/2019

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Nhiệm vụ đã cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về các vấn đề dân số, di cư gắn với các bối cảnh kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ. Dân số và di dân liên quan chặt chẽ đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong phát triển bền vững. Nhiều phát hiện mới từ nhiệm vụ nghiên cứu cho thấy có nhiều vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của vùng Tây Nam Bộ, trong khi các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước có thể chưa có nhận thức đầy đủ về thực trạng và thách thức đối với sự phát triển bền vững của vùng. Do vậy, phạm vi ứng dụng và khả năng tác động đối với chính sách phát triển trên nhiều lĩnh vực là rất lớn, không chỉ liên quan đến vùng Tây Nam Bộ mà còn trực tiếp liên quan đến sự phát triển bền vững của TPHCM, các tỉnh Đông Nam Bộ và một phần là Tây Nguyên là những nơi có mối quan hệ chặt chẽ đối với vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là các quan hệ dân số, là nơi tiếp nhận hầu hết di dân cả ngắn hạn và dài hạn. Nhiệm vụ đã có nhiều hoạt động toạ đàm, hội thảo, xuất bản phẩm và lưu trữ báo cáo tại Bộ Khoa học Công nghệ và , Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam để các nhà chính sách, quản lý, nhà nghiên cứu, các sinh viên, … và những người quan tâm tham khảo.
16137
Hiệu quả kinh tế Các đề xuất chính sách từ nhiệm vụ nghiên cứu liên quan chặt chẽ với các yếu tố kinh tế, tập trung chủ yếu vào sinh kế, việc làm và thu nhập của người dân, đặc biệt là người di cư, lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức. Phát triển kinh tế địa phương để thu hút lao động phi nông nghiệp tại chỗ, ‘ly nông bất ly hương’ là một đề xuất quan trọng và phù hợp với thực tiễn địa phương. Hơn nữa, các đề xuất chính sách còn mở rộng các hỗ trợ trên các chiều xã hội, thúc đẩy các cải thiện trên nhiều lĩnh vực đời sống. Điều này đòi hỏi các chính sách phát triển bền vững cần gắn chặt với các chính sách dân số và di dân, nhìn từ cấp độ vùng và liên vùng, và đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế-khu vực ngày càng sâu rộng với các cơ hội và thách thức truyền thống và cả phi truyền thống. Nhiệm vụ nghiên cứu cũng gợi ra các cách tiếp cận động và thích ứng linh hoạt với các biến đổi môi trường và xã hội trong hoạch định chính sách, mục tiêu và tầm nhìn phát triển. Hiệu quả xã hội Nhiệm vụ đã đào tạo được nhiều nhà nghiên cứu trong cơ quan nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu. Sự tham gia của các cán bộ địa phương vào các hoạt động nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của dân số và di cư trong phát triển. Thực tế cho thấy các địa phương có sự quan tâm nhiều hơn về các giải pháp hỗ trợ đối với người di cư và các nhóm yếu thế trong quá trình phát triển.

Di dân; Dân số; Phát triển bền vững; Tác động

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nhân văn,

Cơ sở để hình thành Đề án KH,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không