liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

03/KQNC-TTKHCN

Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất rau non (rau baby) an toàn cho vùng rau thành phố Cần Thơ

Trung tâm Dịch vụ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Lê Thị Thúy Kiều

PGS.TS. Trần Thị Ba; ThS. Nguyễn Thị Mỹ An; ThS. Nguyễn Thị Thu An; KS. Đặng Hoài Ân; ThS. Nguyễn Ý Nguyện; KS. Tiêu Thanh Vũ; ThS. Huỳnh Thị Ngọc Linh; CN. Lâm Như Thùy

Khoa học nông nghiệp

09/2017

03/2020

18/12/2019

03/KQNC-TTKHCN

26/03/2020

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

1. Từ kết quả phân tích hành vi của người tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn trong thời gian tới, nghiên cứu rút ra được một số vấn đề tồn tại dẫn đến khách hàng chưa mặn mà với việc tiêu thụ rau an toàn làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao niềm tin của người tiêu dùng đối với rau an toàn như sau: Thứ nhất: Người tiêu dùng chưa hiểu đúng về tiêu chuẩn rau an toàn, đánh giá rau an toàn có tiêu chuẩn rất cao như rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, rau hữu cơ nên chưa tin dùng các sản phẩm rau an toàn. Thứ hai: Người tiêu dùng chưa tin về chất lượng và chưa hiểu đúng giá trị của rau an toàn Thứ ba: Người tiêu dùng có nhu cầu mua rau an toàn ở các địa điểm theo thứ tự ưu tiên: i) Cửa hàng bán rau an toàn; ii) Mua rau trực tiếp từ người sản xuất; iii) Chợ; iv) Siêu thị và v) Phiên chợ định kỳ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trọng tâm giúp nâng cao niềm tin của người tiêu dùng cũng như nâng cao việc sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng như sau: Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng đối với nông sản an toàn, quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, về các tiêu chuẩn chất lượng của rau an toàn. Thứ hai: Xây dựng kênh phân phối rau an toàn (chuỗi cung ứng rau an toàn) đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ ba: Đa dạng hóa sản phẩm rau an toàn. 2. Về mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất rau an toàn đáp ứng niềm tin của người tiêu dùng: Thứ nhất: Mô hình trồng rau trong nhà, trên kệ nhiều tầng, sử dụng đèn led để bổ sung ánh sáng cho kết quả thành công: Sử dụng ánh sáng đèn LED với thời gian chiếu sáng 10-12 giờ/ngày để trồng các loại rau non như rau muống, cải xanh, cải đuôi phụng và cải củ đạt năng suất tổng của các loại rau trung bình là 1,64-1,96 kg/m2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau non ứng dụng công nghệ đèn LED cho lợi nhuận đạt 1.875.660 đồng (tỷ suất lợi nhuận 0,54) đối với rau muống, kế đến là 1.100.539đồng (tỷ suất lợi nhuận 0,38) đối với cải xanh, cải đuôi phụng đạt 1.087.933 đồng (tỷ suất lợi nhuận 0,37) và cải củ đạt 1.467.456 đồng (tỷ suất lợi nhuận 0,48). Thứ hai: Mô hình trồng rau non trên giá thể cho lợi nhuận đạt 19.669.957 (tỷ suất lợi nhuận 1.51) đối với cải xanh, cải đuôi phụng là 18.893.257 (tỷ suất 1.53), rau dền 8.562.457 (tỷ suất 2.24) và rau muống là 17.716.957 (tỷ suất 1.63). Thứ ba: mô hình sản xuất rau non theo hướng thuận tự nhiên đã cho hiệu quả kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận từ 2,2–3,6 tùy loại rau. 3. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng rau an toàn cho thành phố Cần Thơ Thông qua việc đánh giá tình hình thực tế sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trong địa bàn thành phố Cần Thơ, học tập kinh nghiệm từ các tỉnh lân cận về quản lý chuỗi sản xuất rau an toàn, dự án đã đề xuất và thực nghiệm thành công chuỗi sản xuất rau an toàn thành phố Cần Thơ qua 3 kênh với 4 tác nhân, trong đó kênh 1 là chủ lực chi phối hoạt động cung ứng rau an toàn cho thành phố như sau: Kênh 1: Người sản xuất - Đơn vị phân phối - Siêu thị/ Cửa hàng/Đại lý đối tác - Người tiêu dùng. Kênh 2: Người sản xuất - Người tiêu dùng.Kênh 3: Người sản xuất - Cửa hàng/Đại lý đối tác - Người tiêu dùng.
CTO-KQ2020-03KQNC
Hiệu quả kinh tế: Trước mắt dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất nông nghiệp qua việc giảm thuốc bảo vệ thực vật, rút ngắn vòng quay sản xuất, tăng năng suất trên diện tích đất, giá thành rau an toàn cao hơn khoảng 3-5% từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; Về lâu dài, việc mở rộng dự án tạo thành vùng nguyên liệu rau an toàn tại địa phương được chứng nhận, sản phẩm kết nối với các siêu thị, cung cấp cho nhà hàng, khách sạn, nhà trẻ,... tăng thu nhập cho nông dân. Hiệu quả xã hội: Về mặt xã hội tạo sự an tâm với sản phẩm an toàn, hạn chế thuốc BVTV tồn lưu do sử dụng ít đến không sử dụng thuốc.

Rau an toàn; Rau non (rau baby); Thuốc bảo vệ thực vật

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Hiện quy trình sản xuất rau non được ứng dụng tại Cty THHHMTV An Bi, được nghiên cứu tiếp tục để phát triển rộng rãi và giảm giá thành sản phẩm, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng

Hiệu quả kinh tế: Trước mắt dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất nông nghiệp qua việc giảm thuốc bảo vệ thực vật, rút ngắn vòng quay sản xuất, tăng năng suất trên diện tích đất, giá thành rau an toàn cao hơn khoảng 3-5% từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; Về lâu dài, việc mở rộng dự án tạo thành vùng nguyên liệu rau an toàn tại địa phương được chứng nhận, sản phẩm kết nối với các siêu thị, cung cấp cho nhà hàng, khách sạn, nhà trẻ,... tăng thu nhập cho nông dân.