Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

03.5/2013-DA2

2018-60-121/KQNC

Xây dựng mô hình điểm về áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001) công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) và mô hình sản xuất tinh gọn (LEAN)

Viện Năng suất Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc gia

Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

KS. Nguyễn Mạnh Tuân

ThS. Vũ Hồng Dân, KS. Lê Xuân Nhất, CN. Vũ Nguyễn Xoái, ThS. Nguyễn Thanh Hải, CN. Hồ Vĩnh Lộc, CN. Nguyễn Duy Dũng, CN. Vũ Thị Thu Hà, ThS. Nguyễn Thị Vân, KS. Nguyễn Thúy Nga

Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin không xếp vào mục nào khác

04/2013

12/2015

02/04/2017

2018-60-121/KQNC

02/02/2018

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Nhiệm vụ "Xây dựng mô hình điểm về áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001), công cụ duy trì hiệu suất tổng thể (TPM) và mô hình sản xuất tinh gọn (Lean)" được Viện Năng suất Việt Nam triển khai thực hiện từ năm 2013 trên cơ sở kết quả và tiếp nối nhiệm vụ "Phổ biến áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng giai đoạn 2012-2013". Tài liệu về phương pháp và các bước triển khai xây dựng các mô hình điểm về áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001), công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) và mô hình quản lý tinh gọn (LEAN) tiếp tục cập nhật, hoàn thiện được các nhà quản lý, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực năng suất chất lượng, tổ chức/doanh nghiệp có quan tâm sử dụng.

28 doanh nghiệp được lựa chọn về áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001), công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) và mô hình quản lý tinh gọn (LEAN) duy trì áp dụng tại doanh nghiệp. Trong đó, một số doanh nghiệp áp dụng thêm các hệ thống, công cụ cải tiến năng suất chất lượng khác.

Nhóm chuyên gia là thành viên chính của nhiệm vụ sử dụng kiến thức, kinh nghiệm thông qua triển khai nhiệm vụ để tiếp tục đào tạo, phổ biến, tư vấn cho doanh nghiệp khác hoặc tham gia đào tạo, phát triển chuyên gia tư vấn mới.

14651

Góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để đề xuất nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001), công cụ Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM và mô hình Quản lý tinh gọn Lean; Là cơ sở khoa học giúp các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những chính sách, đường lối phù hợp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 vào các doanh nghiệp Việt Nam là phù hơp với nhu cầu hiện nay khi nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất: điện, than, dầu có giới hạn và chi phí cao. Qui định của nhà nước về vẫn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng đã được qui định, theo đó các doanh nghiệp trong danh sách đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng, đồng thời áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 5001 giúp đáp ứng đồng thời yêu cầu quản lý và nhu cầu giảm thiểu lãng phí của doanh nghiệp.

Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM và Quản lý tinh gọn Lean là những giải pháp phù hợp đối với doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng TPM và LEAN giúp doanh nghiệp đạt được ngay những hiệu quả về tài chính, động lực quan trọng để duy trì hoạt động cải tiến liên tục tạo doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 và công cụ TPM và LEAN tiếp tục được đưa vào nội dung hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo thực hiện chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng (chương trình 712)

Hệ thống quản lý năng lượng; Sản xuất tinh gọn; Mô hình điểm; Xây dựng; ISO 50001; Hiệu suất; Thiết bị

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế, Tiếp nối các đề tài, nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam ngành Công thương.

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

không