
- Khảo sát phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên sản phẩm rau củ quả tại các cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu chế biến bảo quản và sử dụng phụ phẩm của công nghiệp chế biến cá tra trong chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long
- Phát triển một số loại vật liệu xúc tác mới định hướng ứng dụng để sản xuất H2 từ nước và năng lượng mặt trời
- Lý thuyết đồng luân và ứng dụng
- Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính chống ung thư của các hợp chất có cấu trúc lai chứa khung 4-aminoquinazolin
- Thiết kế và phân tích kỹ thuật bảo mật lớp vật lý trong mạng vô tuyến nhận thức dưới các điều kiện vận hành nghiêm ngặt
- Nghiên cứu phát triển các chất xúc tác trên cơ sở nano kim loại quý mang trên Graphen ứng dụng trong pin nhiên liệu
- Làm thế nào để giúp di cư nội địa bền vững? Nghiên cứu thực nghiệm từ lý thuyết khởi nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng nguồn thu nhập và đề xuất giải pháp năng cao thu nhập cho các hộ ngư dân vùng bãi ngang ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng mô hình liên kết chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển tỉnh Nam Định
Hội nông dân tỉnh Nam Định
UBND Tỉnh Nam Định
Tỉnh/ Thành phố
Đặng Ngọc Hà
Nuôi trồng thuỷ sản
04/2023
01/04/2023
Chuyển giao quy trình công nghệ: Nuôi tôm sú ghép cá đối mực và nuôi cá bống bớp toàn đực. Đào tạo 10 kỹ thuật viên trong đó có 05 kỹ thuật viên nắm vững được quy trình nuôi cá bống bớp đực; 05 kỹ thuật viên nắm được quy trình kỹ thuật nuôi cá sú ghép cá đối mục; Tổ chức 06 lớp tập huấn cho 300 hội viên nông dân tại 03 huyện tuyến biển Hải Hậu; Nghĩa Hưng; Giao Thủy về quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú ghép cá đối mục và nuôi cá bống bớp toàn đực, Sản phẩm thu được từ xây dựng ba mô hình điểm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mô hình được thực hiện thành công đã làm thay đổi nhận thức của người dân, nông thôn và chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ thúc đẩy phát triển chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Việc áp dụng và thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nuôi thương phẩm cá bống bớp đực và nuôi cá ghép đối mục và tôm sú sẽ làm giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân trên địa bàn như: bố trí được việc làm có tính thời vụ cho người nông dân, cải thiện môi trường thân thiện với con người, tăng hiệu quả kinh tế. Sản phẩm sau chế biến sẽ phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày và mức sống cho người dân
thủy sản; nuôi trồng thủy sản; chuyển giao công nghệ;
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Dự án tiếp nhận 02 quy trình công nghệ, xây dựng các mô hình, đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn quy trình cho nông dân. Xây dựng 01 mô hình nuôi thương phẩm cá bống bớp đực với quy mô 2.000m2, tại thị trấn Rạng Đông huyện Nghĩa Hưng. Xây dựng 01 mô hình nuôi ghép tôm sú và cá đối muc với quy mô 2.000m2 tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy
Nuôi cá bống bớp đực trên diện tích 2.000m2, sau thời gian nuôi 12 tháng cho năng suất đạt 7,8 tấn/ha/vụ/năm, lợi nhuận đạt 123 triệu đồng/2.000m2. Mô hình nuôi cá bống bớp đực thương phẩm ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế còn giúp cho người nuôi lực chọn thêm đối tượng mới nhằm cải thiện môi trường ao nuôi thông qua việc nuôi luân canh giúp kìm hãm tình hình dịch bệnh giữa các đối tượng nuôi giúp người dân ổn định cuộc sống và duy trì ổn định nghề nuôi thương phẩm. Mô hình nuôi ghép cá đối mục cho sản lượng đạt 2103kg cá thương phẩm (năng suất đạt 10,5 tấn/ha/vụ/năm), đối với tôm sú nuôi gần 5 tháng đạt 245kg cá ( năng suất đạt 1,2 tấn/ha/vụ/năm)