
- Nghiên cứu xây dựng danh mục phân loại bộ phận công trình và chỉ dẫn yêu cầu thông tin đối với bộ phận công trình phục vụ áp dụng BIM cho công trình xây dựng dân dụng hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt CNC330 tại xã Gia Hưng huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu nguyên nhân và các giải pháp khoa học và công nghệ phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn ở Việt Nam
- Hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo máy bơm sử dụng động cơ 33kW phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo
- Nghiên cứu Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp hạn chế sự lây lan
- Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương tây hiện đại
- Mô tả đặc tính chín thông số của tế bào/mô ung thư gan sử dụng phương pháp ma trận Mueller và phân cực Stokes
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ kết hợp công nghệ sinh học để tạo vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống hoa và giống đậu tương
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu đồng xốp có cấu trúc mao dẫn ứng dụng làm ống tản nhiệt cho các thiết bị điện tử công suất lớn



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
05/DA-CTUD.PT/2017
Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Phú Thọ
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Phú Thọ
UBND Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Việt Phương
ThS. Nguyễn Việt Tấn; ThS. Hoàng Nữ Lệ Quyên; ThS. Nguyễn Thị Hà Trang; ThS. Trần Thị Minh Thọ; KS. Lê Thị Lan; KS. Dương Tuyết Thanh; ThS. Trần Ngọc Oanh; TS. Bùi Văn Thắng; TS. Vũ Kim Dung; TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
Cây công nghiệp và cây thuốc
01/05/2017
01/12/2018
Dự án đã xây dựng quy trình sản xuất giống, quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo và ứng dụng sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo quy mô phòng thí nghiệm tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm. Sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Dự án đã tiếp nhận chuyển giao các quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo, đào tạo 5 cán bộ kỹ thuật của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm. Hiện nay dự án đã tiếp tục chuyển giao và đào tạo cho một số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Dự án đã tiến hành giới thiệu, quảng bá sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo thông qua các hội nghị, hội thảo và người tiêu dùng.Sản phẩm bước đầu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Kết quả của dự án góp phần chủ động sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo, giảm tỷ lệ nấm dược liệu được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, giúp đảm bảo số lượng và chất lượng dược liệu ở nước ta. Ứng dụng quy trình nhân giống và nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo không gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn nghuyên liệu cho sản xuất chủ yếu là gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm, chất khoáng bổ sung. Sau khi thu hoạch nấm, phần nguyên liệu nuôi trồng có thể xử lý thành thức ăn cho gia súc nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Nấm; Đông trùng hạ thảo; Nuôi trồng nấm; Mô hình; Nhân giống; Kỹ thuật
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Mô hình được chuyển giao cho một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đang triển khai và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người sản xuất.
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần ổn định xã hội.