liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

03/KQNC-SKHCN

Xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng

Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Sóc Trăng

UBND Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Võ Minh Luân

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

14/07/2020

03/KQNC-SKHCN

25/06/2021

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

Từ năm 2021 đến nay, từ kết quả thực hiện dự án, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành và hộ ông Nguyễn Hoàng Duy có đầu tư kinh phí để xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới với tổng kinh phí đầu tư là 1.965.302.000 đồng (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành đầu tư 125.302.000 đồng từ nguồn kinh phí tự có của đơn vị; hộ ông Nguyễn Hoàng Duy đầu tư 1.840.000.000 đồng từ nguồn kinh phí của hộ dân). Như vậy, mức đầu tư cho việc xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới là 982.651.000 đồng/năm. - Từ năm 2021 đến nay, có 03 địa phương (thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Thạnh Trị) có sử dụng, tham khảo kết quả của dự án để xây dựng mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ 27,27%. - Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã tiếp tục trồng 01 đợt dưa lưới với diện tích 500m2 tại Trại thực nghiệm Công nghệ sinh học. - Bên cạnh dó, có một số địa phương khác trong tỉnh có xây dựng mô hình trồng dưa lưới như: + Huyện Long Phú: Hộ ông Lâm Văn Thuận ở ấp Hòa Hưng, xã Long Đức trồng dưa lưới với diện tích 1.000m2, do Công ty TNHH Phì Nhiêu ở thành phố Cần Thơ hỗ trợ kỹ thuật. + Thị xã Ngã Năm: Hộ ông Huỳnh Việt Trung ở ấp Long Hòa, xã Tân Long trồng dưa lưới với diện tích 1.700m2, do Trường Đại học Cần Thơ kết nối với Trang trại Dưa lưới Cantho Farm hỗ trợ kỹ thuật. - Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành đã tham khảo kết quả của dự án để xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới tại thị trấn Châu Thành trong năm 2022 với diện tích là 1.508m2. - Hộ ông Nguyễn Hoàng Duy ở ấp Kiết Bình, xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị có tham khảo kết quả thực hiện dự án để thực hiện mô hình trồng dưa lưới với diện tích 2.300m2. Kết quả thực hiện dự án đã được nhân rộng ở huyện Châu Thành, thành phố Sóc Trăng, huyện Thạnh Trị, hình thành điểm tham quan cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân ở một số huyện trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành đã xây dựng Kế hoạch số 01/KH-TTDVNN ngày 04/4/2022 về việc trồng dưa lưới trong nhà màng tại Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành năm 2022. Việc triển khai thực hiện dự án đã xây dựng và duy trì được mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, đây cũng là điểm tham quan cho các đoàn khách trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Tính đến 2022, có trên 15 đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và chia sẻ kinh nghiệm trong việc sản xuất dưa lưới như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Công ty MacroLife, Trường Cao Đẳng Cơ Điện Nam Bộ, ...
Đối với mô hình sản xuất dưa lưới do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành thực hiện: Năng suất của dưa lưới thu được không cao, nguyên nhân do là thời tiết, cùng với hệ thống nhà màng và hệ thống tưới xuống cấp nên mô hình không thu được lợi nhuận. Đối với mô hình sản xuất dưa lưới ở hộ ông Nguyễn Hoàng Duy, huyện Thạnh Trị: Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất dưa lưới bình quân là 44.000.000 đồng/vụ/1.000m2. Nếu bình quân mỗi năm sản xuất 04 vụ dưa lưới thì lợi nhuận của mô hình là 176.000.000 đồng/năm/1.000m2.

dưa lưới; công nghệ cao

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành đã tham khảo kết quả của dự án để xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới tại thị trấn Châu Thành trong năm 2022 với diện tích là 1.508m2. - Hộ ông Nguyễn Hoàng Duy ở ấp Kiết Bình, xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị có tham khảo kết quả thực hiện dự án để thực hiện mô hình trồng dưa lưới với diện tích 2.300m2.

Đối với mô hình sản xuất dưa lưới do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành thực hiện: Năng suất của dưa lưới thu được không cao, nguyên nhân do là thời tiết, cùng với hệ thống nhà màng và hệ thống tưới xuống cấp nên mô hình không thu được lợi nhuận. Đối với mô hình sản xuất dưa lưới ở hộ ông Nguyễn Hoàng Duy, huyện Thạnh Trị: Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất dưa lưới bình quân là 44.000.000 đồng/vụ/1.000m2. Nếu bình quân mỗi năm sản xuất 04 vụ dưa lưới thì lợi nhuận của mô hình là 176.000.000 đồng/năm/1.000m2.